ClockThứ Tư, 21/04/2021 13:13

Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn

TTH.VN - Theo kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030, tỉnh sẽ nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (IOC) trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn.

Hiệu ứng từ đô thị thông minhPhạt “nguội”, nhưng “nóng”Xây dựng thương hiệu Hue-S thành mạng xã hộiGiám sát môi trường qua IOC: Công khai, minh bạch các chỉ số về môi trườngGiảm thiểu ùn tắc, kẹt xe từ ứng dụng công nghệ sốThừa Thiên Huế sẽ có “xã thông minh”Hiệu quả xử phạt vi phạm an toàn giao thông qua cameraHue-S bổ sung thêm công cụ “Phòng chống bão lụt”Đến năm 2025 có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng

Theo kế hoạch, đến năm 2030, phấn đấu phát triển IOC trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao

Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu nâng cấp IOC trở thành trung tâm lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT; hình thành Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu ứng dụng TTNT; trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ.

Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng TTNT trong chăm sóc sức khỏe tại tất cả các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; gắn đổi mới sáng tạo về TTNT vào Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế; xây dựng 2 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT, 5 câu lạc bộ TTNT, Internet vạn vật, công nghệ tự động hóa, robotics trong các trường THPT và trường đại học, cao đẳng...

Đến năm 2030, phấn đấu phát triển IOC trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục, công nghệ và TTNT, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành “Thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

TIN MỚI

Return to top