ClockThứ Bảy, 09/01/2021 13:45

Giảm thiểu ùn tắc, kẹt xe từ ứng dụng công nghệ số

TTH - Từ đầu tháng 1, dịch vụ thông báo cho người dùng các điểm ùn tắc, kẹt xe trên địa bàn thành phố được Hue-S đưa vào triển khai với 25 camera nhận diện đám đông bước đầu được lắp đặt.

Xử lý nghiêm hành vi giả mạo trang mạng xã hội Hue-SHue-S bổ sung thêm công cụ “Phòng chống bão lụt”Sử dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19

Cảnh báo điểm giao thông đông người tại điểm đường sắt giao với đường Điện Biên Phủ của IOC

Tiện ích 

25 điểm camera nhận diện đám đông (được tích hợp các phần mềm trí tuệ nhân tạo mới) ở khu vực giao nhau đường sắt, khu vực nội thành, trung tâm ngã 5-6, các điểm cầu, cổng thành, chợ, trường học được đưa vào ứng dụng.

“Người dùng cài đặt Hue-S sẽ được tự động thông báo các điểm ùn tắc, hướng dẫn người dùng di chuyển đến tuyến đường khác, qua đó góp phần giảm tải giao thông”, Phó phòng Giám sát điều hành an ninh mạng - Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) Nguyễn Đình Minh Phú cho hay.

Ngoài hệ thống camera của Hue-S, hiện có khoảng 300 camera của các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh được kết nối trên nền tảng camera tập trung, sắp tới sẽ lắp đặt thêm 22 camera để giám sát giao thông trên các tuyến Quốc lộ và các cửa ngõ ra vào thành phố để kiểm soát.

Theo Giám đốc Sở Thông tin &Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, trước mắt, dịch vụ này sẽ hỗ trợ tức thời cho người dân về thông tin các điểm ùn tắc giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe được hiển thị trên bản đồ số để người tham gia giao thông biết và tránh đi vào các khu vực này.

Ứng dụng còn giúp cơ quan Nhà nước nắm mật độ các tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn để có phương án, cử lực lượng điều phối giao thông hợp lý; phát hiện vi phạm và xử lý đối với những trường hợp vi phạm; tạo cho người dân thói quen sử dụng Hue-S và tiến tới khởi động dịch vụ di chuyển thông minh.

“Sau này, chúng tôi sẽ nâng cấp lên bản đồ số các bảng hiệu đường cấm, đường một chiều… Nghĩa là, khi người tham gia giao thông đi vào khu vực có biển cấm, Hue-S sẽ cảnh báo trên smartphone để người dùng biết”, ông Sơn nói.

Ngoài ứng dụng cảnh báo các điểm ùn tắc, bản đồ số cơ sở y tế, du lịch, giáo dục cũng đang được IOC triển khai và đưa vào thực hiện trong quý I/2021 (với du lịch, giáo dục), và quý II/2021 (với bản đồ số y tế). Từ đây, việc cung cấp thông tin, kết nối giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, hay một số tiện ích khác như đăng ký xin nghỉ phép trực tuyến, học trực tuyến, tiến tới học bạ điện tử. Hồ sơ điện tử của bệnh nhân hướng đến bệnh án điện tử, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đa phương tiện, bác sỹ gia đình trên nền tảng công nghệ hay du lịch thông minh “sẽ có mặt trên Hue-S để phục vụ người dân”.

Hiện, Hue-S có 20 ứng dụng, giải pháp công nghệ được đưa vào áp dụng, tích cực phục vụ nhu cầu người dân, quản lý Nhà nước, nhất là công tác phòng chống dịch COVID-19 và phòng chống bão lũ. Theo thống kê, có gần 200 ngàn người dân cài đặt Hue-S trên smartphone (chưa kể số đăng ký tài khoản sử dụng trên máy tính)

Chuyển đổi số toàn diện

Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế liên tục đạt được nhiều thành tựu trong triển khai các hoạt động xây dựng đô thị thông minh.

Ngoài phát huy hiệu quả bước đầu trong giám sát giao thông và trật tự đô thị, tiếp nhận phản ánh hiện trường, giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công và một số tiện ích khác. Hiện, Trung tâm IOC đã nâng cấp, tích hợp và triển khai thêm các hợp phần, như: giám sát hoạt động cư trú trên địa bàn, các phương tiện, người dân ra, vào tỉnh; giám sát môi trường nước, không khí, tình trạng ngập lụt; hệ thống họp thông minh; quản lý doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX; theo dõi lượng mưa, mực nước trên sông; hỗ trợ phòng chống dịch; hệ thống phân tích, dự báo các chỉ tiêu KT-XH, thông tin báo chí và mạng xã hội…

Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn cho hay, từ sau khi được nâng cấp và mở rộng, các tiện ích đều đã được đưa lên nền tảng di động, giúp các đối tượng thụ hưởng có thể khai thác hiệu quả, dễ dàng các ứng dụng và dịch vụ mọi lúc, mọi nơi.

Tỉnh cũng đã triển khai thí điểm thêm hệ thống báo cáo động theo thời gian thực với nhiều chỉ tiêu được kết nối trực tiếp từ cấp cơ sở qua hệ thống nhập liệu thông minh. Một số mô hình dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) đã bước đầu được đưa vào thí điểm để mô phỏng, dự báo các chỉ tiêu KT-XH của địa phương, tự động giám sát, phát hiện và cảnh báo hành vi bất thường, các lỗi vi phạm qua hình ảnh camera từ các lĩnh vực giao thông, an ninh trật tự, môi trường, cung cấp dịch vụ hành chính công…

“Hệ thống giám sát, dự báo và hỗ trợ phòng chống thiên tai cũng là một hợp phần tạo được điểm nhấn”, ông Sơn nói. Ngoài ra, ứng dụng miễn phí “Hue-S” dành cho người dân cũng được bổ sung nhiều tính năng thông minh, hữu ích, như cung cấp thông tin về phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bản đồ số y tế, giáo dục, giao thông, cảnh báo tắc đường…

Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho toàn hệ thống, hợp phần giám sát an ninh mạng (SOC) cũng đã được bổ sung với cơ chế giám sát được chia thành nhiều lớp: mạng, ứng dụng, máy chủ và các thiết bị đầu cuối.

Mới đây (18/12), trong buổi làm việc với Sở TT&TT, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá sở có nhiều tiến bộ trong vận hành Trung tâm IOC và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, áp dụng CNTT, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. “Cần xác định đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT- dữ liệu lớn (big data), chuyển đổi số, nguồn nhân lực là những vấn đề lớn, mang tính quyết định để phát triển trong những năm tiếp theo”. Theo đó, Sở TT&TT cần chú trọng trong đổi mới, sáng tạo trong các mô hình, cách tư duy để triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ người dân trong giai đoạn mới.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế như Bà Triệu, Trịnh Công Sơn... tình trạng các nhân viên quán nhậu tràn ra đường để chặn đầu xe, chèo kéo khách xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top