ClockThứ Hai, 20/01/2020 14:05

Nhật Bản phát triển mạng 6G, ra mắt năm 2030

Báo cáo từ Nikkei cho biết, nhiều quốc gia đã bắt đầu nhắm đến thế hệ công nghệ mạng di động tiếp theo của 5G, mà cụ thể là 6G.

Mạng 6G sẽ đi vào hoạt động khoảng 10 năm sau?

Theo GizChina, chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch hợp tác với các đối tác dân sự để xây dựng một chiến lược toàn diện cho công nghệ hậu 5G (mạng 6G). Mạng này cung cấp tốc độ liên lạc nhanh hơn 10 lần so với 5G vào năm 2030.

Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Phần Lan cũng đã bắt đầu nghiên cứu, phát triển và đầu tư vào hệ thống mạng này. Nếu có bằng sáng chế liên quan đến các tiêu chuẩn truyền thông, các nhà mạng có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc bán thiết bị và phần mềm. Đó là lý do tại sao Nhật Bản - quốc gia đang chậm lại trong sự phát triển 5G, đang cố gắng bắt kịp các đối thủ.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết sẽ thành lập một cộng đồng nghiên cứu hợp tác chính phủ - dân sự vào tháng 1 này. Đại diện của NTT Docomo và Toshiba sẽ tóm tắt các chiến lược toàn diện như mục tiêu hiệu suất 6G và hỗ trợ chính sách vào tháng 6. Nhật Bản sẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 6G bằng ngân sách chính phủ.

Đặt mục tiêu đạt công nghệ vượt trội có tốc độ cao gấp 10 lần so với 5G là điều mà mọi người không thể tưởng tượng có thể xảy ra. Đó là lý do các nghiên cứu phải tập trung ngay lập tức vào tốc độ mạng có thể chuyển lượng lớn dữ liệu. Trong số này, sóng vô tuyến cao tần không sử dụng cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ phát triển mạng.

Ở Nhật Bản, các nhà mạng lớn như NTT Docomo sẽ ra mắt dịch vụ 5G từ mùa xuân năm nay. 5G sẽ trở nên phổ biến trong tương lai, nhưng nhiều quốc gia đã nhắm đến công nghệ thế hệ tiếp theo sau 5G.

Để đạt được công nghệ 6G vào năm 2030, các quốc gia đã bắt đầu hành động. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào tháng 11.2019 rằng họ sẽ thành lập hai tổ chức R&D 6G. Các trường đại học Phần Lan và các tổ chức liên kết với chính phủ cũng đã khởi động các dự án R&D 6G. Tại Hàn Quốc, Samsung Electronics và LG Electronics từng thành lập các trung tâm nghiên cứu vào năm 2019.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top