ClockThứ Sáu, 15/05/2020 06:30

Phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

TTH - Thừa Thiên Huế nằm trong vùng duyên hải miền Trung, chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây, diễn biến thất thường của thời tiết cực đoan khiến cho đa dạng sinh học (ĐDSH) của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ cấu sản xuất công, nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn vẫn sử dụng nhiều tài nguyên, nên càng tạo áp lực lớn đối với công tác bảo tồn ĐDSH.

Ghi nhận nhiều loài động vật quý hiếmHơn 6,85 tỷ đồng cho bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn

Hệ đầm Tam Giang - Cầu Hai có tính đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn và phát triển bền vững

Hiện nay, bên cạnh Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Khu bảo tồn Sao La đã được thành lập nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh còn có sự phong phú, đa dạng sinh học của một số vùng đặc trưng đang được phục hồi, quản lý và bảo tồn nhằm phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên vốn có.

Sơn Chà - Bắc Hải Vân nằm ở phía nam của Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa giữa 2 vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, nên ở đây có tầng suất đa dạng sinh học rất cao, chỉ đứng thứ 3 trên toàn quốc. Một trong những phát hiện đầu tiên và gây nhiều ngạc nhiên nhất cho các nhà khoa học ở khu vực Sơn Chà - Hải Vân là các rạn san hô. Hiếm có nơi nào ở Việt Nam san hô lại mọc san sát ven bờ và có tầng suất cao như ở đây. So với khu hệ san hô toàn vùng biển Việt Nam, san hô ở vùng Sơn Chà - Hải Vân chiếm gần 35% số loài và hơn 61% số giống.

Theo đánh giá, khu vực khoảng 25 km bờ biển thuộc vùng biển Sơn Chà - Hải Vân tập trung các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái vùng biển mang tính đa dạng sinh học cao. Ngoài các rạn san hô có cấu trúc đẹp và phân bố với mật độ dày đặc, vùng biển Sơn Chà - Hải Vân còn có 245 loài vi tảo, hơn 70 loài động vật phù du, 135 loài rong biển và diện tích thảm cỏ biển khá lớn. Các loài động vật thân mềm, lớp giáp xác, ngành da gai, rùa biển và nhiều loài cá rạn san hô thuộc nhóm quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Đối với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đây là khu đầm trải dài 68 km qua 5 huyện, thị xã. Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh nên nước đầm tương đối ngọt và chuyển sang nước lợ vào mùa khô.

Hệ đầm phá  Tam Giang - Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, được xem như là một bảo tàng nước, bảo tàng sinh học. Chim trời, cá nước ở đây cực kỳ phong phú và có nhiều loài quý hiếm. Hàng năm, trên các đầm lầy cỏ và thảm cỏ biển rất đặc thù. Chim nước từng tập trung mật độ cao ở 3 khu vực: cửa sông Ô Lâu, cửa sông Ðại Giang và đầm Sam. Cá là nhóm có thành phần loài đông đúc nhất. Với các nhà khoa học, cá ở phá Tam Giang được coi là loài đặc hữu, có giá trị thương phẩm cao.

Sau nhiều năm nghiên cứu xây dựng dự án, vừa qua, UBND tỉnh phê duyệt quyết định thành lập và vận hành Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học và phát triển bền vững hệ đầm phá này.

Hiện, các ngành chức năng đang nghiên cứu, lập quy hoạch, hình thành tràm chim tại vùng cửa sông Ô Lâu đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền và Quảng Điền. Đây là kế hoạch nhằm cụ thể hóa công tác bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng của tỉnh, tăng cường các hoạt động bảo tồn Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai đã được thành lập.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top