ClockThứ Tư, 27/07/2022 21:20

Phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo

TTH.VN - “Phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo, cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực thông qua sáng tạo và công nghệ từ thế hệ trẻ” là chủ đề buổi nói chuyện do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức chiều 27/7 với sự tham gia của chuyên gia Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ DTT.

Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoànKết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam – SingaporeHoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vữngCơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Thế Trung chia sẻ về kinh tế số và kinh tế sáng tạo

Với sự tham gia của những người trẻ khởi nghiệp, đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo, buổi trò chuyện gợi mở nhiều vấn đề đáng quan tâm về kinh tế số; mở ra cơ hội trao đổi, hiểu rõ hơn về kinh tế sáng tạo và cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực thông qua tiếp cận công nghệ và sáng tạo từ thế hệ trẻ.

Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số. Sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh. Ngày nay, một nền kinh tế sáng tạo không chỉ ở ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn mở rộng sang các di sản văn hóa truyền thống, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thông, thiết kế…

Theo ông Nguyễn Thế Trung, kinh tế số tạo ra sản phẩm mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, văn hóa… Một sản phẩm sáng tạo có thể mang lại doanh thu lớn.  

Ông Trung cũng chia sẻ những mô hình thực tế, cách áp dụng công nghệ trong phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo, từ đó gợi mở nhiều ý tưởng cho các bạn trẻ phát triển dựa trên văn hóa, giáo dục và sáng tạo trên nền tảng số.

Trong bối cảnh phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng xanh và bền vững, chiến lược phát triển theo hướng kinh tế số và kinh tế sáng tạo là hướng đi quan trọng. Đặc biệt là việc tiếp cận, phát triển kinh tế số, kinh tế sáng tạo trong điều hành, làm việc, đào tạo của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trường học...

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top