ClockThứ Tư, 24/01/2024 06:42

Phổ cập kỹ năng số cho người dân

TTH - Để trang bị các kỹ năng số cho người dân khi chuyển dịch lên môi trường mạng, phổ cập nhanh các kỹ năng số cơ bản, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã xây dựng các khóa học ngắn, đơn giản và tích hợp nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch ngay trên ứng dụng di động Hue-S giúp người dùng dễ tiếp cận.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch Thúc đẩy xã hội sốPhát động hội thi trực tuyến tìm hiểu về nền tảng số Hue-S

Những người dân Huế đã cài Hue-S đều có thể dễ dàng tham gia các khóa học kỹ năng số ngay trên ứng dụng này 

Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) phổ cập về kỹ năng số là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được xác định ưu tiên phát triển, phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Là nền tảng do Bộ TT&TT là cơ quan chủ quản, OneTouch được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công, viên chức, người lao động và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số.

Trước đó, ngày 20/12/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 13673 về việc tham gia khóa học kỹ năng số qua nền tảng OneTouch được tích hợp trên Hue-S. Khóa học “Kỹ năng làm chủ điện thoại thông minh” trên Hue-S nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần nâng cao Chỉ số chuyển đổi số (DTI) của tỉnh. Đồng thời, trang bị cho người học các kỹ năng cần có để làm chủ điện thoại thông minh qua 4 bài học cơ bản: Cách cài đặt mật khẩu khóa màn hình để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động; Kỹ năng kết nối wifi và quản lý dữ liệu di động để luôn giữ liên kết mạng ổn định; Cách cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ ứng dụng một cách hiệu quả, tối ưu hóa trải nghiệm điện thoại; Quản lý thông báo một cách thông minh để tập trung vào công việc quan trọng hơn.

Theo Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn, với ứng dụng Hue-S đã được phổ biến rộng rãi đến hầu hết người dân trên địa bàn, thay vì phải đăng ký tài khoản trên nền tảng OneTouch, những người dân Huế đã cài Hue-S đều có thể dễ dàng tham gia các khóa học kỹ năng số ngay trên ứng dụng này. Kết quả là, chỉ sau 10 ngày triển khai, đã có hơn 20.000 người dân Huế tham gia học tập kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số thông qua hình thức học tập trực tuyến, với OneTouch được tích hợp trên ứng dụng Hue-S.

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, ngoài việc tạo thuận tiện cho người học khi tích hợp, cộng hưởng được thế mạnh của nền tảng học trực tuyến mở đại trà và ứng dụng chuyển đổi số đặc thù của địa phương trên nền tảng Hue-S, thành công bước đầu kể trên còn đến từ khâu phối hợp xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng.

Quá trình triển khai các khóa bồi dưỡng, Sở TT&TT và đơn vị vận hành nền tảng One Touch cũng luôn đồng hành, giải đáp các thắc mắc của người học để hiệu quả học tập đạt mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tăng xếp hạng chỉ số DTI của địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh.

Đại diện đơn vị vận hành nền tảng OneTouch cho biết, việc tích hợp nền tảng học trực tuyến vào ứng dụng Hue-S sẽ tạo hiệu quả lâu dài, góp phần từng bước hình thành thói quen học tập, nghiên cứu tài liệu trực tuyến cho người dân địa phương. Mặt khác, từ việc phân loại các nhóm đối tượng qua các trường thông tin có sẵn trên Hue-S, tỉnh sẽ thuận tiện hơn trong việc đưa ra định hướng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng số phù hợp cho từng nhóm người học. Mục tiêu hướng tới là tất cả người dân, tùy vào khả năng của mình có thể đồng hành cùng chính quyền trong công cuộc chuyển đổi số.

Bài, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Return to top