ClockThứ Năm, 04/01/2018 08:56

Robot thay y tá trong bệnh viện tại Nhật

Bệnh viện của trường Đại học Nagoya đã sử dụng robot tự động để phân phát thuốc và các mẫu thử thay cho y tá và nhân viên.

Trí thông minh nhân tạo sẽ tác động đến lĩnh vực y tếRobot sẽ ‘cướp’ việc làm của 800 triệu người vào năm 2030Tương lai 'robot vùng lên': Thách thức không chỉ cho người lao động

Theo trang Asahi Shimbun, từ tháng 2 tới, bệnh viện đại học Nagoya sẽ triển khai một nhóm robot để đưa thuốc và các mẫu thử cho bệnh nhân nhằm giảm khối lượng công việc của y tá và các nhân viên khác tại đây.

Dự án này được phát triển bởi đại học Nagoya và Tập đoàn Toyota, dựa trên công nghệ cho xe ôtô tự lái. Các robot sẽ di chuyển trên những tuyến đường riêng, dựa vào camera 360 độ và radar gắn kèm. Nó có khả năng tự động tránh đường hoặc đưa ra thông điệp yêu cầu con người cho phép được vượt qua nếu không thể tự tránh. Chúng cũng có thể đi thang máy để di chuyển đến các tầng khác nhau và tự động quay trở lại trạm sạc khi sắp hết năng lượng.

Mỗi robot có chiều cao 125 cm, rộng 50 cm và dài 63 cm. Hình dạng của chúng giống như một tủ lạnh thu gọn, với vận tốc di chuyển có thể lên đến 3,6 km/h. Với dung tích 90 lít, mỗi thiết bị này có thể mang đến 30 kg.

Hiện chúng sẽ chỉ di chuyển giữa một số khu vực đặc biệt như giữa phòng chăm sóc chuyên sâu, khu xét nghiệm lâm sàng và phòng cấp cứu... để cung cấp dịch truyền tĩnh mạch, các mẫu xét nghiệm và một số vật liệu y tế khác.

Các nhân viên trong danh sách đăng ký, bao gồm cả y tá và dược sĩ, có thể sử dụng thiết bị riêng để gọi robot và chỉ định đích đến của nó. Robot sau đó sẽ tự động mang đồ theo hướng dẫn. Bốn thiết bị sẽ vận hành chủ yếu vào ban đêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng. Sau một năm, tùy thuộc vào kết quả mà bệnh viện có thể mở rộng thêm việc sử dụng robot cho các khu vực và phòng bệnh khác.

Naoki Ishiguro, giám đốc bệnh viện, nói: "Khối lượng công việc có thể giảm bằng cách sử dụng robot. Chúng tôi hy vọng rằng nhờ đó mà y tá và các chuyên gia khác có thể tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ chính của họ".

Ở Nhật Bản, robot tự động được sử dụng tương đối nhiều ở các nhà máy sản xuất nhưng ít khi được đưa vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp chế tạo robot, với mục đích nâng cao hiệu quả làm việc và giải quyết tình trạng thiếu lao động tại quốc gia này.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
100 điều dưỡng ngành Y tranh tài rung chuông vàng

Ngày 24/8, Sở Y tế tổ chức hội thi tìm hiểu nghị quyết đại hội công đoàn các cấp và thi điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên giỏi. Tham gia có 100 điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên đại diện cho các đơn vị trong ngành y tế.

100 điều dưỡng ngành Y tranh tài rung chuông vàng

TIN MỚI

Return to top