ClockThứ Ba, 17/09/2024 16:14

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

TTH.VN - Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Hấp thụ công nghệ - động lực để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triểnMôi trường thay đổi, tôm cá nuôi lại chếtTrường đại học Nông Lâm: Nhiều nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao

 PGS.TS.Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, Chủ nhiệm dự án báo cáo kết quả thực hiện dự án

Dự án được thực hiện nhằm sản xuất nguyên liệu bột ấu trùng ruồi lính đen để thay thế một phần nguyên liệu từ bột cá làm thức ăn trong nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, như: Cá rô đầu vuông, ếch Thái Lan, cá lóc. Qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi chất thải chăn nuôi và phụ phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp.

Theo đơn đặt hàng, dự án tập trung thực hiện các nội dụng chính: xây dựng quy trình nuôi ruồi lính đen từ các phụ phế phẩm nông nghiệp ở quy mô nông hộ; hoàn thiện quy trình nuôi ếch Thái Lan, cá rô đầu vuông, cá lóc bằng thức ăn ấu trùng ruồi lính đen; xây dựng mô hình nuôi ếch Thái Lan, cá rô đầu vuông, cá lóc bằng thức ăn sản xuất từ nguyên liệu ấu trùng ruồi lính đen.

Qua 2 năm thực hiện, các nội dung dự án cho thấy, có 11 loại phụ phế phẩm nông nghiệp có thể sử dụng để nuôi ruồi lính đen, chưa thấy ruồi lính đen phát tán ra ngoài tự nhiên ở khu vực thực hiện dự án, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Có thể sử dụng trực tiếp ấu trùng ruồi lính đen kết hợp với thức ăn công nghiệp; thay thế bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen ở mức thấp hơn hoặc bằng 30%; chất lượng thịt của cá không bị ảnh hưởng khi cho ăn thức ăn ấu trùng ruồi lính đen. Tỷ lệ sống qua các mô hình nuôi thương phẩm 3 đối tượng thủy sản nước ngọt: Ếch Thái Lan, cá rô đầu vuông, cá lóc được thử nghiệm đạt từ 70% đến 85%, cho năng suất, lợi nhuận cao.

Nhóm thực hiện dự án cũng kiến nghị người dân có thể sử dụng các quy trình nuôi ruồi lính đen đã được ban hành bởi Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế; nên kết hợp 50% ấu trùng ruồi lính đen tươi và 50% thức ăn công nghiệp làm thức ăn cho đối tượng nuôi; nên thay thế đến 30% protein bột cá bằng protein bột ấu trùng ruồi lính đen nuôi cá lóc và cá rô đầu vuông và 40% nuôi ếch Thái Lan.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

TIN MỚI

Return to top