ClockThứ Bảy, 05/02/2022 09:24

Tận dụng khung chuyển đổi số để tăng tốc, bứt phá sau đại dịch COVID-19

Hiện cả nước có khoảng 870.000 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 97% doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa (doanh nghiệp SMEs).

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng dần đến quý II/2022Doanh nghiệp Việt khẳng định trên 'bản đồ' bán lẻChính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộiKết nối, chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia tăng 15 lần

Trên thực tế, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý. Chuyển đổi số là giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sống sót vượt qua dịch COVID-19 đến tăng tốc bứt phá hậu đại dịch.

Để vượt qua rào cản, khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tham khảo Khung hướng dẫn chuyển đổi số để đạt được kết quả tối ưu.

Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên may các sản phẩm áo sơ mi, quần jeans, quần âu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Thách thức trong quá trình chuyển đổi số

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số là chính là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thành doanh nghiệp số, mọi tổ chức Việt Nam thành tổ chức số, mọi công dân Việt Nam thành công dân số.

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết : hiện nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều rào cản để chuyển đổi số thành công.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với trên 1.300 doanh nghiệp Việt Nam về chuyển đổi số, có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao. Đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn do giảm doanh thu, thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến mức chi phí đầu tư, triển khai, duy trì các giải pháp cho chuyển đổi số của doanh nghiệp. Có 52,5% doanh nghiệp nhận thấy rào cản khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh truyền thông.

Việc chuyển đổi số sẽ thay đổi thói quen và cách làm việc của người lao động. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng hoặc chỉ ứng dụng một phần, khiến mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra. Các doanh nghiệp có quy mô khác nhau sẽ gặp những rào cản ở mức độ khác nhau. Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế nên gặp khó khăn nhiều nhất về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ, tìm đối tác cung cấp giải pháp phù hợp với nhu cầu.

Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có tiềm lực tài chính tốt hơn thì gặp rào về thay đổi thói quen làm việc, cách thức kinh doanh. Các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc lại gặp vấn đề về tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số để thay đổi các quy trình về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh, quản lý hệ thống khách hàng, kênh bán hàng; hoạch định tài nguyên, đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin.

Những doanh nghiệp muốn chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu lại phân vân khi lựa chọn các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, tìm kiếm hỗ trợ về việc khởi tạo và duy trì tài khoản, xây dựng mô hình kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm giải pháp vận chuyển, kho bãi, logistics xuyên biên giới, thanh toán quốc tế…

Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, tuy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam nhưng trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Có đến 80 - 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là công nghệ cũ từ những năm 1980-1990. Theo kết quả khảo sát trong năm 2021 của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tới 69% doanh nghiệp khó khăn khi lựa chọn đối tác triển khai chuyển đổi số; 72% không biết bắt đầu từ đâu và 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI cho biết: Còn có thể kể đến những thách thức khác như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp…

Chuyển đổi số theo khung hướng dẫn

Nắm được khó khăn chồng khó khăn của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam, năm 2021, Hiệp Hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực...

Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA cho biết, Hội đồng hướng đến mục tiêu tạo ra một bộ bản đồ chuyển đổi số bài bản, đầy đủ nhưng đơn giản từ phương pháp luận đến giải pháp cụ thể. Bản đồ chuyển đổi số sẽ giúp một doanh nghiệp dù ở bất cứ quy mô nào, thuộc ngành nghề hoạt động gì cũng có thể tham khảo để biết mình đang ở đâu trong tiến trình chuyển đổi số, cần chuẩn bị những gì hành trang gì, hành trang do đơn vị nào cung cấp để chuyển đổi số thành công, hiệu quả.

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số có thông tin chuyển đổi số cho các danh nghiệp thuộc 26 lĩnh vực riêng biệt trong 3 khối thương mại, dịch vụ và sản xuất (quy mô nhỏ). Tiêu biểu là các lĩnh vực như bán lẻ, giáo dục đào tạo, vận tải kho bãi (logistics), dịch vụ thực phẩm, du lịch khách sạn, vận tải hành khách, may mặc, thủy sản, sắt thép…

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vựa bao gồm 5 phần cơ bản là: Thực trạng và xu hướng phát triển; Khung hướng dẫn chuyển đổi số; Bộ giải pháp chuyển đổi số; Khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự, và Bộ tiêu chí đánh giá. Trong đó, phần quan trọng nhất là khung hướng dẫn chuyển đổi số được chia làm 2 loại là khung cơ bản và khung chuyên dụng.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80 hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ số, chuyển đổi số. Theo đó, mỗi hợp đồng tư vấn chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ thêm 50% giá trị hợp đồng với tổng giá trị không quá 50 triệu đồng/năm.

Chương trình chuyển đổi số cho doanh nhiệp vừa và nhỏ đã xác định khoảng 7-8 nền tảng quan trọng doanh nghiệp cần như: nền tảng tăng doanh số bán hàng, quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự, tìm kiếm các kênh phân phối mới… Chương trình cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua sử dụng các nền tảng số xuất sắc. Chương trình đã lựa chọn 20 nền tảng số xuất sắc công bố trên cổng SMEdx.vn với mục tiêu mỗi năm hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp sử dụng và trải nghiệm các nền tảng…

Hiện nay, có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, nhiều nền tảng chuyển đổi số trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tham khảo sử dụng Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs (cung cấp miễn phí tại website www.dx4sme.vn) như một công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thích ứng, phát triển trong với tình hình mới.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, với sự chung tay của nhà nước, các hiệp hội và doanh nghiệp, công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới, đóng góp cho phát triển kinh tế số đạt được mục tiêu đóng góp 20% GDP vào năm 2025...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top