ClockChủ Nhật, 20/12/2020 14:59

Tạo cơ hội phát triển lĩnh vực công nghiệp hóa dược ở Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Đó là cơ sở đề tài khoa học "Đánh giá tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa về các loài cây dược liệu phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa Thiên Huế" do Viện nghiên cứu Khoa học miền Trung chủ trì nghiên cứu, vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng nghiệm thu ngày 20/12.

Về vùng tràm, xem quy trình ươm cây đến chưng cất sản phẩmThành công với dự án phân bón từ giun quế

Những cây dược liệu ở địa phương từng bước được nghiên cứu hình thành sản phẩm dược liệu đưa ra thị trường

Đề tài được thực hiện 2 năm bắt đầu từ tháng 9/2019 do PGS.TS Lê Tuấn Anh làm chủ nhiệm với kinh phí 1.066 triệu đồng. Đề tài đã nghiên cứu chọn lọc và xây dựng danh mục rút gọn 200 loài cây thuốc có công dụng chữa bệnh theo tri thức bản địa; trong đó sàng lọc chọn ra 20 loài có tiềm năng để phát triển cây thuốc, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn mà giá trị kinh tế cao.

Những loài này có tên gọi địa phương, như Thạch Tùng, Ngấn chày, Bình Vôi, Bạch hoa xà, Tầm bóp, An xoa, Bồ Công anh, Căn xà Ba Vì, Rau má... nằm ở nhiều địa phương, trong đó hiện diện nhiều ở Quảng Điền, Phong Điền, TP. Huế và miền núi Nam Đông. Trong số những dược liệu tiềm năng này có 3 loài: Tầm bóp, An xoa, Xà căn Ba đã nghiên cứu có công dụng hiệu quả trong điều trị ung thư và kháng viêm.

Với tiềm năng trên, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất UBND tỉnh và các ban ngành liên quan tạo cơ chế chính sách thuận lợi xây dựng phương án nuôi trồng, chăm sóc, sản xuất chế biến theo hướng hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2030 đưa nghề trồng cây dược liệu địa phương trở thành nghề có thế mạnh để phát triển công nghiệp hóa dược.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top