ClockThứ Sáu, 03/11/2017 14:04

Thiếu đồng bộ, phân loại rác chưa thành công

TTH - Mô hình phân loại rác tại nguồn đã được nhiều địa phương, tổ chức, đoàn thể phát động từ cách đây nhiều năm.

Nhưng sau một thời gian, hầu như đều bỏ cuộc. Từ những dự án được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, con người để trực tiếp “bắt tay chỉ việc”, nhưng đến lúc dự án kết thúc thì mô hình cũng chìm lắng. Nhiều mô hình được hỗ trợ kinh phí, vật tư để phân loại rác, tái chế thành phân hữu cơ vi sinh, nhưng hầu như không được người dân duy trì. Có những trường hợp như trước đây ở phường Phú Bình (TP. Huế) được một tổ chức của Nhật hỗ trợ thí điểm và đưa đi tham quan học tập ở Nhật về hoạt động phân loại, tái sử dụng túi ni lông..., nhưng bây giờ đã “tắt ngúm”.

Dù rác được phân loại tại nguồn nhưng lại được nhập chung trong khâu thu gom sẽ không đem lại hiệu quả (Trong ảnh: Hoạt động thu gom rác ở xã Hải Dương, TX. Hương Trà)

Sở dĩ mô hình phân loại rác ở các địa phương thất bại là do người dân thiếu kiên nhẫn và chưa có sự phối hợp đồng bộ, liên hoàn giữa các khâu. Thực tế, rác sau khi được phân loại tại nguồn, nhưng đến khâu thu gom, vận chuyển, xử lý lại được nhập chung làm một.

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Giải pháp nào cho xử lý và quy hoạch rác thải” được Báo Thừa Thiên Huế tổ chức cuối tháng 3/2017, khách mời Hoàng Hà Tư, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nêu ví dụ khá sinh động và đáng quan tâm về cách thức phân loại rác thải ở Nhật Bản.

Theo ông Hoàng Hà Tư, việc phân loại rác ở Nhật được làm rất bài bản. Công ty chuyên thu gom rác trước hết phải đầu tư đồng bộ trang thiết bị, phương tiện phục vụ tốt cho hoạt động này. Điều đặc biệt hơn là họ có trách nhiệm phân phát túi đựng rác được đánh dấu vị trí tuyến thu gom, nhà ở, khu vực. Nếu phát hiện nhà nào thuộc tuyến nào, khu vực nào vi phạm trong khâu phân loại rác là sẽ bị trả rác về và thậm chí sẽ phải nộp phạt, bị "bêu tên" để tránh tái phạm.

Hiểu theo ví dụ của ông Tư, cách làm của nước Nhật đồng thời từ hai phía, dưới lên (từ người dân) và trên xuống (từ công ty, đơn vị chuyên trách thu gom xử lý rác thải). Khác với chúng ta, bắt đầu từ dưới lên, trong khi trình độ, ý thức, năng lực về thiết bị, phương tiện hỗ trợ lại yếu, thiếu và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu. Nhân đây, nên chăng chúng ta cũng cần học làm theo cách của nước Nhật.

Bên cạnh tuyên truyền, vận động từ phía người dân, thậm chí đề ra chế tài, phía đơn vị chuyên trách vệ sinh môi trường nên trang bị các loại thùng phân loại rác và bố trí hợp lý. Phân phát túi đựng rác (dễ phân hủy) được đánh dấu địa chỉ khu vực, màu bao chứa từng loại rác đến từng hộ dân và tiền bao bì này được tính kèm vào tiền dịch vụ vệ sinh môi trường.

Để người dân thuận tiện “bắt nhịp”, trước đó, đơn vị này nên in và phát tờ rơi hướng dẫn cụ thể việc phân từng loại rác nào theo bao bì, thùng đựng rác màu nào... đến từng nhà.

Chắc chắn sẽ cần một thời gian dài mới thu được kết quả, nhưng nếu chúng ta không bắt tay làm mà chỉ “hô khẩu hiệu” thì rất khó để giải quyết vấn nạn về rác. Trong khi, lượng rác trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên; hạ tầng, hệ thống xử lý ngày càng xuống cấp; các bãi chôn lấp tập trung từ tuyến tỉnh đến huyện đã quá tải.

Hai khu xử lý rác thải được UBND tỉnh quy hoạch, một ở Phú Sơn (Hương Thuỷ) nhanh nhất cũng đến cuối năm 2019 mới đi vào hoạt động và khu xử lý ở Hương Bình (Hương Trà) hiện vẫn ở con số không.

Chúng ta đã có những “tuyến phố không rác”, nên chăng “nâng cấp” lên “tuyến phố phân loại rác” và thử học theo cách làm của người Nhật ngay tại một số tuyến điểm của TP. Huế để xem kết quả thế nào rồi có biện pháp, giải pháp kế tiếp.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Return to top