ClockThứ Tư, 14/06/2017 09:42

Trung Quốc xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới

Trung Quốc đang xây dựng mạng công nghệ 5G lớn nhất thế giới với mức chi phí đầu tư có thể lên đến 180 tỉ USD.

Trung Quốc vượt qua đối thủ Nhật Bản để xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới

Theo South China Morning Post, tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng mạng công nghệ 5G của China Mobile, China Unicom và China Telecom được dự báo sẽ đạt tới 180 tỉ USD trong vòng bảy năm. Nhà phân tích Edison Lee thuộc tập đoàn Jefferies cho biết mức chi phí đầu tư của ba nhà khai thác mạng viễn thông Trung Quốc sẽ tăng so với chi phí hợp nhất của họ dành cho mạng 4G, đồng thời cũng sẽ nhiều gấp bốn lần so với đối thủ cạnh tranh Nhật Bản, nơi tổng chi cho mạng 5G được ước tính khoảng 46 tỉ USD trong cùng chu kỳ xây dựng.

“Tác động của 5G đối với dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ kinh doanh tại Đại lục sẽ rất đáng kể, vì cả ba nhà khai thác mạng viễn thông sẽ cùng xây dựng mạnh mẽ mạng công nghệ này từ năm 2019”, ông Lee nói, đồng thời cho biết China Mobile, công ty khai thác mạng di động lớn nhất thế giới, đã công bố kế hoạch bắt đầu xây dựng mạng thử nghiệm 5G tại các thành phố lớn trong nước kể từ năm tới, và sẽ tung ra các dịch vụ thương mại đầy đủ vào năm 2020.

Tập đoàn Jefferies dự đoán rằng Trung Quốc sẽ đạt 588,3 triệu thuê bao 5G vào năm 2022, tương đương khoảng 39,9% tổng số người sử dụng điện thoại di động toàn Đại lục vào thời điểm đó. Mạng 5G của Trung Quốc ban đầu sẽ có băng tần từ 3 GHz đến 5 GHz, và nó cũng đòi hỏi nhiều trạm cơ sở cung cấp độ phủ sóng nhiều tương tự như mạng 4G hiện nay. Các công ty internet lớn của Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tecent sẽ dẫn đầu trong việc giới thiệu dịch vụ tiêu dùng tiên tiến, cũng như công nghệ thực tế ảo mới trên các mạng 5G. Không những thế, các sáng kiến thành phố thông minh cũng sẽ tận dụng mạng 5G để sử dụng trí thông minh nhân tạo trong việc quản lý giao thông và dự báo thiên tai.

Theo tổ chức thương mại GMS Association, mạng 5G là một trong những bước tiến mới nhất của lĩnh vực truyền thông di động thời đại mới, cho phép các mạng nhanh chóng kết nối và thích ứng với các ứng dụng, thiết bị di động. Hiệu suất sẽ được điều chỉnh chính xác theo nhu cầu của người sử dụng. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan giám sát sự phát triển về tiêu chuẩn IMT 2020 dành cho công nghệ 5G của Liên Hiệp Quốc, cho biết mạng 5G được phổ cập sắp tới sẽ có khả năng hỗ trợ sự kết nối cho một triệu thiết bị trên mỗi km2. Tốc độ tải dữ liệu cao nhất lên đến 20 gigabit/giây. Năng lượng và hiệu quả quang phổ cũng cao hơn so với các cấp độ mạng trước đó.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Rủi ro trên công trường xây dựng

Hình ảnh nhiều thợ xây cheo leo trên giàn giáo để làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động vẫn diễn ra tại nhiều công trình xây dựng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và những hậu quả khó lường.

Rủi ro trên công trường xây dựng
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top