ClockThứ Tư, 13/12/2023 07:41

Tư duy mới từ sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ

TTH - Với mong muốn thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thương mại hóa các sản phẩm chủ lực của địa phương, ngày 12/12, Sở KH&CN tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm thương mại hóa các sản phẩm chủ lực của địa phương” với sự tham gia chia sẻ, trao đổi những tư duy mới, tầm nhìn mới, giải pháp công nghệ mới, sản phẩm mới từ các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp...

Thương mại hóa sản phẩm chủ lực từ ứng dụng khoa học công nghệLựa chọn sản phẩm chủ lực tỉnh đề xuất sản phẩm chủ lực quốc giaKhởi động chương trình ươm tạo nhằm thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

 Nhiều sản phẩm chủ lực, trong đó có tinh dầu dược liệu đã vươn ra thị trường lớn nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Trợ lực cho nhà sản xuất

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư cho mục tiêu đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới sáng tạo. Từ 16 sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2019-2020 đã tăng lên 28 nhóm sản phẩm chủ lực giai đoạn 2022-2025 với những giải pháp hỗ trợ phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo đánh giá của Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng tại hội thảo, để phát huy tiềm năng sẵn có trong phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, thời gian qua, ngành KH&CN tăng cường triển khai các nhiệm vụ KH&CN nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo giống, phòng trừ bệnh, xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ... Trong đó phải kể đến một số sản phẩm chủ lực, đặc trưng như: Sen Huế, lúa, rau má Quảng Điền, dầu tràm Huế, áo dài Huế, thịt bò vàng A Lưới, ruốc Huế, cam Nam Đông, thanh trà Huế, một số đặc sản vùng Tam Giang - Cầu Hai...

Ngoài ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm còn có việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thông qua bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đến nay, nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh đã trở thành các thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cũng thông qua một số chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh, Sở KH&CN đã hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO, GMP) trong sản xuất; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, mã số, mã vạch, công bố tiêu chuẩn, hợp chuẩn, hợp quy; hỗ trợ đầu tư công nghệ, thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất cho các sản phẩm chủ lực của địa phương... Trong năm 2023, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt triển khai hơn 11 nhiệm vụ KH&CN, nhằm hỗ trợ sản phẩm chủ lực của tỉnh góp phần phát triển bền vững sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác tiềm lực về KHCN.

Ông Lê Đình Hoài Vũ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng thông tin về vai trò, nhiệm vụ của Sàn Giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung - cầu công nghệ đi vào hoạt động gần 2 năm nay cũng chính là cầu nối, hỗ trợ ba nhà: khoa học - quản lý - sản xuất, kinh doanh liên kết cùng phát triển nhằm thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Qua đó còn hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh với chi phí thấp. Cụ thể, đơn vị đã ký kết chuyển giao quy trình sản xuất sản phẩm dược dụng cao tinh dầu, chế phẩm sinh học đa chức năng...; làm chủ công nghệ và chuyển giao, hướng dẫn về cho các địa phương, hộ nông dân, HTX... thực hiện các mô hình trồng nấm thương phẩm các loại, trồng hoa lily, cúc, đồng tiền, lan, nuôi dê sinh sản, dê lấy thịt... để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có tính thương mại hóa cao.

Nhiều ý kiến đề cao vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm chủ lực địa phương 

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu

PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung, Viện Nghiên cứu & Ứng dụng KHCN, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chia sẻ, để thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm thì việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu là con đường tất yếu, là động lực đem lại sự phát triển bền vững. Thời gian qua, nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược dụng, trà thảo dược, sản phẩm trị liệu - thư giãn... ra đời cũng từ những hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị và điều kiện nghiên cứu.

Tuy nhiên, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ từ trường, viện đến DN. Vì thế cần thắt chặt hơn mối liên kết 4 nhà: nhà khoa học - nhà trường - nhà nước - DN để trao đổi, thúc đẩy hợp tác thiết thực trong hoạt động nghiên cứu các sản phẩm và hướng đến thương mại hóa.

Còn theo quan điểm của ông Vũ Tuấn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học & phát triển công nghệ Nông Lâm nghiệp, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế, hợp tác giữa nhà trường, các cơ sở ứng dụng KHCN và DN là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích hai phía. Mối liên kết, hợp tác này đóng vai trò ngày càng quan trọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo thông qua đổi mới, lan tỏa tri thức; đồng thời đó là cũng cách để thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm, trong đó có các sản phẩm chủ lực địa phương phát triển bền vững.

Tại hội thảo, đại diện một số HTX, DN, chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn cũng thừa nhận vai trò to lớn của việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, có tính thương mại hóa cao. Do đó, nhiều ý kiến mong muốn thông qua các hoạt động KH&CN cùng với nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu KHCN có công nghệ phù hợp để áp dụng mạnh mẽ vào thực tế.

“Ngành KH&CN vẫn luôn đồng hành và sự đồng hành này trong phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương sẽ càng tạo bước đệm để các sản phẩm ngày một ổn định trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu thị trường nước ngoài”, Giám đốc Sở KH&CN khẳng định.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

Trong 2 ngày 25 - 26/10, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024) với chủ đề “Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21”.

Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

TIN MỚI

Return to top