ClockThứ Hai, 08/01/2024 12:04

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

TTH - Với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp đô thị, TP. Huế triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản phẩm sạch, công nghệ caoDiện mạo nông thôn mớiHiệu quả từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 Ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu 

Sau thời gian triển khai đề tài: “Ứng dụng công nghệ đèn Led nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí trong sản xuất giống lan đại hồ điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô” do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiền Phong thực hiện tại phường Thủy Xuân, TP. Huế, mô hình đã đạt được một số kết quả khả quan. Qua kết quả nghiên cứu bước đầu, cây lan sinh trưởng và phát triển tốt hơn dưới điều kiện ánh sáng đèn Led, các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn so với sử dụng đèn Compact. Từ đó, giúp người dân giảm chi phí tiêu thụ điện năng khá lớn, mang lại kết quả cao trong trồng và chăm sóc giống lan này.

Theo bà Lê Thị Thúy Nga, đại diện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiền Phong, sau khi ứng dụng công nghệ đèn Led vào sản xuất, hiệu quả sản xuất tăng lên hẳn nhờ giảm hiện tượng thủy tinh thể. Ngoài việc giảm chi phí tiền điện, việc sử dụng công nghệ đèn Led kết hợp với ánh sáng tự nhiên giúp hệ số nhân giống lan tăng lên 4 - 5 lần, trong đó tỷ lệ sống của vườn ươm đạt trên 90% góp phần mang lại hiệu quả sản xuất tối ưu, đồng thời còn tiết giảm chi phí tiền điện, nhân công.

Để khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp tại các xã, phường mới, TP. Huế tăng cường công tác thu hút đầu tư, kêu gọi các dự án, mô hình nông nghiệp CNC kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi. Trong đó, mô hình máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật lên các bộ phận của cây trồng, vừa giúp tránh lãng phí thuốc, vừa đảm bảo hiệu quả phun phòng trừ sâu bệnh đã được thành phố triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, với việc ứng dụng kỹ thuật mới này, người nông dân có thể dập dịch hại theo cụm và ngăn ngừa sâu bệnh lây lan, ngăn chặn dịch bùng phát.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế TP. Huế, thực tế cho thấy, thời gian phun thuốc bằng máy bay không người lái giảm so với cách phun truyền thống bằng bình phun tay từ 50 giờ phun xuống còn 1,5 giờ phun cho 5ha lúa; tổng lượng thuốc sử dụng là 0,5kg, giảm so với phun thuốc truyền thống bằng bình phun tay là 0,5kg, đồng thời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nông dân. Đặc biệt, toàn bộ vỏ chai thuốc qua sử dụng được thu gom và bỏ vào nơi quy định để xử lý, không xả thải ra môi trường. Vì vậy, việc áp dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc, bảo vệ sức khỏe nông dân và giảm ô nhiễm môi trường.

Cùng với 2 mô hình trên, sau khi mở rộng địa giới hành chính, diện tích rừng của TP. Huế tăng lên nhiều so với trước nên thành phố cũng chú trọng phát triển kinh tế rừng. Trong đó, đối với diện tích rừng tập trung nhiều ở các xã Hương Thọ, Thủy Bằng và phường Hương Hồ, ngoài việc phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn, thành phố còn chú trọng đến việc chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị cho bà con.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, năm 2023 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ, đây là tín hiệu đáng mừng sau khi thành phố mở rộng địa giới hành chính và diện tích nông nghiệp tăng lên. Để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị nông sản, bên cạnh việc triển khai các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sắp tới thành phố tiếp tục vận động và hướng dẫn bà con chuyển đổi các mô hình nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp CNC và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi, trồng trọt.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Tư vấn phần mềm iphone 15 Khuyến mãi các gói cước vnpt mới nhất tại vnptgroup
Return to top