ClockThứ Ba, 23/04/2024 21:14

Nhận diện rào cản thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

TTH.VN - Chiều 23/4, Đại học Huế tổ chức hội nghị “Nhận diện các rào cản và xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu”.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-LêninPhát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh Nhật Bản, Mỹ hợp tác về AI tạo sinh để hiện đại hóa công tác nghiên cứuLiên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây AtisoChế biến trà từ hoa simHọc sinh nghiên cứu khoa học

Các đại biểu chia sẻ ý kiến tại hội nghị 

Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế chủ trì.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp; doanh nghiệp; các trường đại học, viện thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế; các nhóm nghiên cứu mạnh và các nhà khoa học, cá nhân quan tâm.

Theo các đại biểu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hiện gặp không ít rào cản, số lượng sản phẩm được thương mại hóa còn hạn chế; những hỗ trợ thương mại hóa chưa thực sự có hiệu quả; sự liên kết giữa nhà khoa học, nhà trường và doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả trong chuyển giao; các nhà khoa học chưa tập trung đến các sản phẩm có tính ứng dụng để sẵn sàng chuyển giao…

Vì vậy, cần xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tổ chức các các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, các quy định pháp luật về vai trò của thương mại hóa sản phẩm đến với cán bộ quản lý, nhà khoa học. Thúc đẩy và tăng cường phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có cam kết chuyển giao thương mại hóa sản phẩm có nguồn thu. Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các viện, trường, địa phương, doanh nghiệp...

Thông qua hội nghị, nhằm gắn kết giữa các doanh nghiệp, Đại học Huế và các cơ quan trong tỉnh; tìm ra một cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa, chuyển giao công nghệ; trang bị các kiến thức, kỹ năng, tạo môi trường cho sinh viên có cơ hội được gặp gỡ các nhà khoa học và mong muốn thay đổi nhận thức cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Từ những trao đổi, chia sẻ, đề xuất của các chuyên gia, hy vọng các nghiên cứu được triển khai một cách tích cực, đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ

Sau khi ông Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/11 đã có phiên tăng điểm vô cùng mạnh mẽ. Thông tin trên cũng đã ngay lập tức có những tác động đáng kể tới tỉ giá đồng USD cũng như các mặt hàng khác như dầu và vàng.

Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ
Thông tin doanh nghiệp:
Mở cửa không chạm với khóa cửa nhận diện khuôn mặt Ssehome

Khóa cửa thông minh đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là khóa cửa nhận diện khuôn mặt - công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ssehome, nhà phân phối có sản lượng nhập khẩu khóa cửa thông minh lớn nhất Việt Nam độc quyền phân phối các sản phẩm khóa cửa từ Kaadas và Philips, đã mang đến dòng khóa nhận diện khuôn mặt, giúp người dùng không chỉ an toàn mà còn vô cùng tiện lợi trong việc mở cửa.

Mở cửa không chạm với khóa cửa nhận diện khuôn mặt Ssehome
Nhật Bản: Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

Từ những chiếc áo sơ mi có hình ảnh minh họa sáng tạo về động vật cho đến những chiếc tất “tabi” truyền thống có họa tiết chấm bi, ReArt, một hiệp hội hợp tác phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama, Nhật Bản đang giúp thương mại hóa tác phẩm của các nghệ sĩ khuyết tật.

Nhật Bản Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

TIN MỚI

Return to top