ClockThứ Sáu, 20/11/2020 22:09

Vệ sinh môi trường sau bão, lũ

TTH - Sau bão số 13, các địa phương trên địa bàn thị xã Hương Trà triển khai xử lý ô nhiễm môi trường, vệ sinh sau bão lũ, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổng lực vệ sinh môi trường sau bão lũ

Chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường ở xã Hương Thọ

Là xã biển duy nhất của Hương Trà, Hải Dương có gần 2km bờ biển. Do nằm ở hạ du ven biển nên sau mỗi đợt bão lũ, Hải Dương trở thành túi chứa rác.

Hàng tấn rác thải sinh hoạt, củi mục, bèo tây, xốp điên điển (làm phao ở lưới đánh bắt cá) trôi dạt và tấp vào khu vực đường lâm sinh dọc bờ biển.

“Khu vực này là vịnh biển nên có bao nhiêu rác thải đều theo dòng nước chui vào đây chứ không dạt ra ngoài. Hậu quả là dọc bờ biển tồn tại những bãi rác lộ thiên, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân”, ông Hoà, người dân xã biển Hải Dương bày tỏ.

Trước đó, sau bão số 13, dọc QL49B cũng dồn ứ lượng lớn bèo tây, củi rìu từ thượng nguồn đổ về. UBND xã đã huy động lực lượng dọn dẹp hoàn thành trong sáng 15/11.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, địa phương cũng cử cán bộ phường, trạm y tế đi phun thuốc tiêu độc khử trùng ở những nơi có nước ứ đọng để diệt muỗi, phòng chống sốt xuất huyết.

Chủ tịch UBND xã Hải Dương Lê Xuân Hướng thông tin, cuối tuần này, xã Hải Dương sẽ ra quân triển khai thu gom và xử lý rác thải, tổng dọn vệ sinh môi trường sau bão lũ. Trước mắt, các thôn huy động lực lượng, mỗi thôn sẽ tự chủ thu gom rác đoạn đường của thôn mình, nếu cần thiết, xã sẽ xin Ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) thị xã hỗ trợ thêm lực lượng.

“Do lượng rác lớn, sẽ thu gom, dọn dẹp ở nơi gần khu dân cư trước, đồng thời, cho xử lý các điểm xói lở hai bên đường, phòng tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông”, ông Hướng nói. 

Tại Hương Trà, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh sau bão lũ, tranh thủ trời nắng ráo, người dân tiến hành gia cố, sửa chữa lại nhà cửa bị hư hỏng, tốc mái; các xã, phường cũng tăng cường triển khai công tác vệ sinh môi trường, xử lý chất thải.

Hiện, các địa phương thấp trũng như Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh vẫn còn nhiều nơi nước chưa rút. Với phương châm, nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, bà con đều chủ động dọn dẹp, vệ sinh vườn tược, chuẩn bị làm đất để trồng những giống cây ngắn ngày, từng bước khôi phục sản xuất.

Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà Trần Xuân Anh, ưu tiên hàng đầu của các địa phương trong những ngày qua là tập trung khắc phục, xử lý các công trình công cộng để phục vụ việc học tập của học sinh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh đó là hướng dẫn, vận động bà con khu vực bị ảnh hưởng do bão lũ chủ động dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, thu gom và xử lý bùn đất, rác thải, xác động vật… nhằm tránh các bệnh truyền nhiễm.

Tiến hành tiêu độc, khử trùng, phun thuốc khử khuẩn, diệt khuẩn, diệt côn trùng tại trường học, chợ, khu vực bị ngập lụt; cấp phát thuốc khử khuẩn và hướng dẫn các hộ dân thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

Theo tinh thần phát động ra quân của UBND tỉnh, việc xử lý môi trường, khắc phục hậu quả bão lũ không chỉ tập trung vào Ngày “Chủ nhật xanh” mà tiến hành cả “tuần xanh”, “tháng xanh”... để sớm khôi phục lại cảnh quan, môi trường, góp phần ổn định sinh hoạt, đời sống người dân sau thiên tai.

Bài, ảnh: Minh Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Điền đã xây dựng nhiều cách làm ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Khi bảo vệ môi trường thành thói quen
Chuyển biến môi trường nông thôn mới

“Ngày Chủ nhật xanh” trở thành phong trào xuyên suốt trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh. Phong trào này đang ngày một lan tỏa, làm chuyển biến nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường khu dân cư, đồng ruộng gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Chuyển biến môi trường nông thôn mới
Phải được chấn chỉnh

Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ý khuyên mọi người phải ý tứ, phải biết học cách hành xử lịch sự, văn hóa, phải đạo với từng hành vi trong cuộc sống.

Phải được chấn chỉnh

TIN MỚI

Return to top