ClockThứ Sáu, 07/05/2021 08:28

Xử lý rơm rạ bằng biện pháp canh tác tổng hợp

TTH - Mùa thu hoạch vụ lúa đông xuân năm 2021 sắp bắt đầu và tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng khả năng lại tái diễn.

Ngăn chặn “đốt đồng”, tránh thảm họa môi trườngỨng dụng thành công mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạchXử lý rơm rạ có ích cho đồng ruộng

Tận dụng và xử lý rơm rạ sau thu hoạch đúng kỹ thuật giúp cải tạo đất, tăng năng suất lúa và giảm ô nhiễm môi trường

Như thường lệ, rơm rạ sau khi thu hoạch được người dân sử dụng một phần dự trữ làm thức ăn cho trâu bò, ủ phân hoặc làm nguyên liệu trồng nấm... Nhưng đa phần đều để lại rơm rạ trên mặt ruộng và đốt bỏ. Cách làm này sẽ làm đất đai ngày càng thoái hoá, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Thời gian chuyển vụ từ đông xuân sang hè thu tại Thừa Thiên Huế rất ngắn. Một số trường hợp rơm rạ của vụ đông xuân không kịp phân hủy để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà trái lại còn gây những thiệt hại cho sản xuất. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà nông, khi làm đất, gieo sạ lúa hè thu, trên các chân ruộng rơm rạ chưa kịp phân hủy, dễ xảy ra tình trạng lúa chết sau gieo. Trên các vùng trũng, rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí sẽ gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa.

Trước thực trạng và thói quen đốt bỏ rơm rạ trên đồng ruộng gây bất lợi này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị sản xuất, HTX triển khai mô hình ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch như: làm đất sớm, cày bừa kỹ, nhất là ứng dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy nhanh gốc rạ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ ngay trên đồng ruộng. Từ đó phần nào giảm bớt lượng phân bón vô cơ, giúp giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa.

Quan trọng hơn, khi rơm rạ phân hủy nhanh trong điều kiện thuận lợi sẽ góp phần làm giảm các độc tố gây hại cho quá trình sinh trưởng của cây lúa, giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ...

Đối với kỹ thuật sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ, theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh có thể dùng sản phẩm vào một trong ba thời điểm: trước khi làm đất, sau làm đất hoặc bón lót. Nếu dùng trước khi làm đất, thì sau khi gặt xong, cho nước vào khoảng 10-15cm, dùng 500g chế phẩm Trichoderma trộn với 1-2kg lân, NPK hoặc cát rải đều trên mặt ruộng với diện tích 4 sào (2.000m2), sau đó cho máy lồng đều, sau 5-7 ngày đánh lại đất và gieo sạ. Nếu dùng vào thời điểm sau làm đất thì vẫn bằng thành phần sản phẩm tương tự trên nhưng dùng sau khi máy đã làm đất và trục rơm rạ.

So với diện tích ruộng lúa tại một số HTX ở Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc thí điểm xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, những ruộng lúa không được xử lý sau 8-10 ngày, thân rơm rạ hầu như còn nguyên, nền ruộng cứng, mặt nước đỏ do phèn, bùn có mùi hôi do khí H2S, SO2... gây ra. Ruộng được xử lý bằng chế phẩm, rơm rạ đã được phân hủy, nền ruộng xốp, mặt nước trong, ít có hiện tượng váng đỏ, bùn mềm, ít hôi, tỷ lệ lúa chết lúc mới gieo (do ngộ độc hữu cơ, rơm rạ chưa phân hủy...) ít hơn, giảm được công dặm tỉa.

Với việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch giúp giảm chi phí sản xuất, năng suất tăng cao hơn từ 2-4 tạ/ha so với ruộng không xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, cải tạo chất đất, góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững môi trường... và quan trọng giúp người nông dân tăng lợi nhuận từ 2-2,5 triệu đồng/ha.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Mãn kinh không đợi tuổi: Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong đời sống của phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, quá trình này có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người, thường xảy ra trong khoảng 40-50 tuổi. Mãn kinh sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của phụ nữ. Bài viết này sẽ khám phá tác động đa chiều của mãn kinh đến sức khỏe phụ nữ. Tìm hiểu ngay nhé!

Mãn kinh không đợi tuổi Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng
Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

Để đảm bảo trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) tại các địa điểm tham quan du lịch và các “điểm nóng” trên địa bàn thành phố, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế huy động nhân lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần ổn định trật tự đô thị và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top