ClockThứ Hai, 11/06/2018 06:15

Bệ phóng cho các ý tưởng khởi nghiệp

TTH - Tháng 5/2018, Đại học (ĐH) Huế phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” lần thứ I. Đây được xem là động lực, bệ phóng cho các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cán bộ giảng viên, sinh viên.

Hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệpKhởi nghiệp - Ý tưởng đến từ đâu?Phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ĐH Huế“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”Đại học Huế tổ chức "talk show" về khởi nghiệp

Thể hiện tinh thần đoàn kết khi tham gia cuộc thi khởi nghiệp do ĐH Huế tổ chức

Chuẩn bị kỹ

So với cuộc thi khởi động liên quan đến hoạt động khởi nghiệp là Business Innovation Hackathon được tổ chức ngay trước đó, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” lần thứ I - 2018 được tổ chức quy mô hơn và có sự đầu tư kỹ lưỡng, nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Pháp ngữ (AUF) và các nhà đầu tư cùng các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong cả nước.

TS. Hoàng Kim Toản, Trưởng ban Công tác học sinh sinh viên ĐH Huế cho biết, cuộc thi này mở rộng đối tượng dự thi, không chỉ cho sinh viên mà còn có các học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ, giảng viên đang công tác tại các đơn vị thành viên ĐH Huế. Ban tổ chức dành hơn 2 tháng để kêu gọi, nhận hồ sơ và tổ chức vòng sơ khảo (đến 10/7), sau đó sẽ tổ chức tiếp các vòng bán kết đến chung kết (kéo dài đến 15/9). “ĐH Huế chú trọng mời ban giám khảo cuộc thi là những người có kinh nghiệm, uy tín. Đó là lãnh đạo của các sở ban, ngành liên quan tại tỉnh và những doanh nhân tại các doanh nghiệp lớn trong nước, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khởi nghiệp để không chỉ đưa ra nhận xét, đánh giá, chấm điểm mà còn tư vấn, định hướng giúp cán bộ, sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công”, ông Toản nói.

ĐH Huế đã tổ chức một chuỗi các hoạt động về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngay từ đầu năm nhằm trang bị kiến thức nền tảng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ, sinh viên, điển hình như hoạt động kick-off về khởi nghiệp, các khóa đào tạo và lý thuyết thực hành cho sinh viên, diễn đàn thắp lửa khởi nghiệp, talk show về khởi nghiệp… Đó chính là những cơ hội để các cán bộ, giảng viên, sinh viên tiếp cận với các chuyên gia về khởi nghiệp và bổ sung vốn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, nhất là khơi dậy tinh thần đam mê, tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ của ĐH Huế.

ĐH Huế còn phối hợp các trường thành viên phát huy khả năng liên kết mái nhà chung, tức là sự phối hợp giữa cán bộ, sinh viên các trường theo hướng liên kết đa ngành, đa lĩnh vực, hỗ trợ và chia sẻ kiến thức và lợi ích với nhau.

Hiện, các trường cũng đã hình thành một số câu lạc bộ khởi nghiệp. Thông qua đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên được đào tạo các khóa kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và giúp nhau học tập và kỹ năng liên quan.

Phát triển các ý tưởng

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế khẳng định, tuy mới lần đầu tiên tổ chức, song ĐH Huế sẽ tập trung mọi nguồn lực để hướng đến chất lượng thực sự chứ không làm theo phong trào, hình thức. Mục tiêu cuối cùng của cuộc thi là lựa chọn các nhóm khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo có thể thương mại hóa để liên kết doanh nghiệp và kêu gọi các nhà đầu tư, giúp sinh viên tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

ĐH Huế đã xây dựng hệ thống các tiêu chí cho cuộc thi đó là tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm; giải quyết vấn đề của khách hàng; mô hình/kế hoạch kinh doanh hoàn thiện của ý tưởng, dự án; khả năng thương mại hóa, khả năng tăng trưởng của ý tưởng, dự án; nguồn lực thực hiện ý tưởng, dự án; kỹ năng thuyết trình cùng nhiều tiêu chí khác liên quan đến tình khả thi và hiệu quả của ý tưởng dự án. Theo ông Toản, các tiêu chí này sẽ “giám sát” và đánh giá toàn diện các ý tưởng để thuyết phục nhà đầu tư “gật đầu” góp vốn, đầu tư.

Đại diện Ban công tác học sinh sinh viên chia sẻ, để nâng tầm và tạo ra hiệu quả cho phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và cuộc thi nói riêng, ĐH Huế đang có các giải pháp truyền thông, đồng thời liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Tại vòng chung kết, họ sẽ xuất hiện với vai trò theo dõi để quyết định có nên đầu tư hay không. Người dự thi nếu làm tốt sẽ có cơ hội bán ý tưởng hoặc liên kết các nhà đầu tư để cùng triển khai. “Mục đích hướng tới là thu hút nhà đầu tư và tạo uy tín cho cuộc thi những năm tiếp theo, qua đó phát triển phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Toản nói.

Để các ý tưởng khởi nghiệp đạt giải cao, ĐH Huế cũng sẽ hỗ trợ ươm tạo, ưu tiên giới thiệu với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư; hỗ trợ tư vấn triển khai ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế. Đồng thời, giới thiệu các nhóm khởi nghiệp có chất lượng tham gia các ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018 do tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES! Camp x Huế 2024

Tối 24/11, chương trình YES! Camp x Huế 2024 với chủ đề "NetZero", do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức đã chính thức khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES Camp x Huế 2024
Return to top