ClockChủ Nhật, 04/04/2021 07:45

Chuyển đổi số là tất yếu

TTH.VN - Đó là quan điểm chung của hầu hết các đại biểu, diễn giả, doanh nghiệp tham gia hoạt động giới thiệu giải pháp công nghệ số hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong khuôn khổ diễn đàn phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững 2021 ngày 3/4.

Kết nối, quảng bá các sản phẩm của ý tưởng khởi nghiệp200 doanh nghiệp, diễn giả tham gia diễn đàn phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Ông Cung Trọng Cường chia sẻ về chuyển đổi số doanh nghiệp

Dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trên địa bàn, năm 2020, dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong đó, ngành dịch vụ du lịch thiệt hại nặng nề với lượng khách giảm 60%; doanh thu du lịch giảm 64%; ngành vận tải hành khách cũng giảm trên 30%; xuất nhập khẩu giảm 16%; hơn 10.000 lao động bị thất nghiệp; doanh thu thiệt hại khoảng 11.000 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng thậm chí phá sản với 418 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, 98 doanh nghiệp giải thể.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong đại dịch có 87,2% doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề bị ảnh hưởng tiêu cực. Doanh nghiệp gặp trở ngại khi tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng đứt gãy, mất cân đối dòng tiền, khó khăn trong quản trị lao động. Số lao động bị cho nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động trong doanh nghiệp và ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thông tin, doanh nghiệp đã và đang có nhiều giải pháp để thích nghi với tình hình khó khăn hiện nay. Ngoài điều chỉnh theo hướng giảm trừ như giảm lương, giảm hoạt động, thì đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đầu tư cho thương mại điện tử là ưu tiên nhất để thích nghi của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với các giải pháp công nghệ số cũng như thương mại điện tử của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thật sự tạo nên cú hích. Bằng chứng là trong cuộc khảo sát doanh nghiệp cuối năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục đề xuất những giải pháp hỗ trợ kết nối thương mại điện tử, chuyển đổi số hay kết nối thị trường …

Đó cũng là quan điểm của bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khi bàn về giải pháp số cho doanh nghiệp.

Theo bà Thủy, đại dịch là một cơ hội để thay đổi tư duy của người sản xuất, tiêu dùng và những người đang làm các nền tảng cho thương mại điện tử. Theo đó với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhờ công nghệ BigData, IoT, doanh nghiệp có thể phân tích hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự cải tiến sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng, chiến lược tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp.

Cùng với việc đánh giá những chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số cũng như phát triển thương mại điện tử, diễn đàn còn đề xuất những giải pháp công nghệ số để thích nghi với nền kinh tế mới như giải pháp truyền thông số và nền tảng Giga1; giải pháp thương mại điện tử Amazon, Alibaba, Foodmap.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top