ClockThứ Sáu, 29/09/2023 19:45

Cố vấn khởi nghiệp cho các startup về sản phẩm truyền thống

TTH.VN - Chiều 29/9, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức khóa đào tạo 1-1 cho các startup khởi nghiệp tham gia chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương trong khuôn khổ nhiệm vụ đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phương

 Các doanh nghiệp được chuyên gia tư vấn cách thức nâng cao năng lực cho sản phẩm

11 dự án, doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm truyền thống địa phương, gồm: Công ty TNHH TM&DV Innodir (May Payperflower), Công ty TNHH Bách nghệ Búp sen, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào Hoa sữa, Công ty TNHH Nghiên cứu và phát triển Huefarm, Công ty TNHH Sản phẩm thiên nhiên Trà My… được các chuyên gia trao đổi, tư vấn trực tiếp cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình.

Trong thời gian 6 tuần, các startup khởi nghiệp chia sẻ trực tiếp với các chuyên gia về sản phẩm, mô hình kinh doanh, những khó khăn và thách thức đang gặp phải. Từ đó, nhận được tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia về cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy thị trường đầu ra linh hoạt và bền vững, thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, chiến lược makerting… cho các sản phẩm truyền thống.

Chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương được Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh triển khai trong năm 2023 nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hướng đến các mục tiêu cụ thể, như: nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm truyền thống của Thừa Thiên Huế; thúc đẩy thị trường đầu ra linh hoạt và bền vững cho các sản phẩm truyền thống; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cho nhóm sản phẩm này, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội địa phương.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top