ClockChủ Nhật, 16/06/2019 21:03

Diễn đàn Sáng tạo – khởi nghiệp – công nghệ: Bốn thế mạnh để Huế đổi mới, phát triển

TTH - Kết luận tại Diễn đàn Sáng tạo–khởi nghiệp–công nghệ sáng 15/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, Huế có 4 thế mạnh để đổi mới, sáng tạo, phát triển là tri thức, văn hóa, thiên nhiên cảnh quan và di sản.

Tìm lời giải để khởi nghiệp có thể bứt phá

UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ 2, từ trái qua) cùng các đại biểu, diễn giả tại diễn đàn. Ảnh: Phan Thành

Diễn đàn do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh phối hợp với Trường CĐ Công nghiệp Huế, Hội Doanh nhân trẻ, CLB Khởi nghiệp Huế tổ chức với sự hiện diện của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; đại diện các bộ, ngành và hàng trăm chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, diễn đàn là sự khởi đầu, cú hích trong chiến lược thúc đẩy Huế trở thành thành phố sáng tạo và công nghệ trên nền tảng tri thức, văn hóa.

Ông Phan Ngọc Thọ nhìn nhận: Khởi nghiệp sáng tạo có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế như tăng số lượng doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gia tăng năng suất…

Triển khai Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”, Thừa Thiên Huế đã từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bắt đầu từ các dự án của Sở Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Trường CĐ Công nghiệp Huế từ năm 2016. Đến nay, hệ sinh thái đã phát triển đến các trường ĐH, CĐ và các doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh hoàn chỉnh hệ thống thể chế, các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trưng bày sản phẩm khởi nghiệp của các doanh nghiệp tại diễn đàn. Ảnh: Phan Thành

Mặc dù có một số kết quả nhất định trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cũng như phát triển các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa có một sự đột phá. Do đó, việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững, cải thiện môi trường đầu tư, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư hấp dẫn để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao… là nhu cầu cấp thiết của tỉnh.

Với góp ý thẳng thắn, chân thành, ông Lâm Vinh Giang, Giám đốc điều hành của RDA Việt Nam cho rằng, về khởi nghiệp sáng tạo, Huế đang ủng hộ tốt các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp nhưng tư duy của DN khởi nghiệp Huế không bằng các DN Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh nên cần có chính sách hỗ trợ bằng các chương trình đào tạo tư duy khởi nghiệp cho họ.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Trí Dũng đặt vấn đề, về tư duy lãnh đạo, lâu nay, Huế nói nhiều về chiến lược phát triển nhưng nếu người Huế thờ ơ; giới trẻ, DN không đồng hành thì sẽ không làm được nên cái cần nhất là quyết tâm của lãnh đạo, của DN.

Một cách cụ thể, theo Giáo sư Vọng, người đang giảng dạy đại học ở Úc, nông nghiệp của Huế là một ngành rất quan trọng. Mặc dù không kỳ vọng Huế sẽ là trung tâm sản xuất ra điện mặt trời hay cung cấp hàng tấn cà chua cho thế giới, nhưng Huế có thể có công nghệ. Trước mắt, Huế làm sao để sản xuất được dung dịch hữu cơ. Theo GS Vọng, ngoài mô hình nhà vườn cần được đầu tư, Huế còn có thể trồng cây gấc để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng - thị trường lớn nhất trong nông nghiệp thế giới hiện nay. “Hiện Việt Nam là nơi lý tưởng nhất để trồng và Huế có thể làm được điều này”.

Kết luận tại diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, Huế có 4 thế mạnh là tri thức, truyền thống văn hóa di sản, thiên nhiên cảnh quan và di sản văn hóa. Trên cơ sở thế mạnh này, Huế sẽ có những chính sách cụ thể trong giáo dục đào tạo, trong phát triển đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế.

Làm gì để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Huế trở thành một sân chơi thực tế? Nhiều ý kiến tâm huyết được đề đạt tại Diễn đàn Sáng tạo – khởi nghiệp – công nghệ.

Ông Phạm Hồng Quất– Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Kêu gọi những người yêu Huế

Tôi được biết những cuộc thi khởi nghiệp cấp vùng thì Huế gần như “ẵm” hết các giải thưởng, cho thấy giới trẻ Huế vô cùng sáng tạo. Vấn đề đặt ra là làm sao thu hút thị trường chất xám tại chỗ, có thể mời gọi những người yêu Huế, gốc Huế trở về quê hương. Như Singapore, Israel. Hai nước này không có gì khác ngoài tài nguyên duy nhất là chất xám và lòng yêu quê hương đất nước.

Ông Nguyễn Thế Trung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT: Cần có sự khác biệt

Theo tôi, Huế cần có sự khác biệt. Nhắc đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tôi nghĩ, Huế cần trả lời được ba câu hỏi: Tại sao một công ty đổi mới sáng tạo muốn đầu tư vào Huế, lợi ích kinh doanh là gì? Có cách nào để những người yêu Huế, muốn đóng góp cho Huế, có thể đóng góp mà không phải về Huế nhưng vẫn tin tưởng để đóng góp? Làm thế nào để khởi nghiệp thành công lâu dài ở Huế? Nếu trả lời được những câu hỏi đó, Huế sẽ thành một trung tâm đổi mới sáng tạo.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Dũng: Hành động để giữ chân người tài 

Huế nên xây dựng ngay Quỹ phát triển Huế do chính người Huế, DN đóng góp. Huế có gần 6.000 DN, nếu trung bình mỗi DN đóng góp 1.000 USD thì có ngay 6 triệu USD. Có nguồn lực thì tỉnh phải có hành động cụ thể để giữ chân nhân tài và đưa người tài về với Huế.

TS (Tổng hợp)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

TIN MỚI

Return to top