ClockThứ Tư, 01/07/2020 06:45

Khởi nghiệp theo hướng “Green life”

TTH - Học ngành công nghệ thông tin (CNTT), có việc làm ổn định ở thành phố lớn nhưng với đam mê, chàng trai Nguyễn Ngọc Sáng, quê ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa quyết định khởi nghiệp theo hướng “Green life-cuộc sống xanh” phát triển nhiều nông trại sản suất sạch kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm.

“Khởi nghiệp Du lịch - Đổi mới sáng tạo”Shark Phạm Thanh Hưng chia sẻ nhiều thông tin hay về khởi nghiệp

Những chòi nhà thân thiện giúp khách đến trải nghiệm đọc sách, thư giãn, chụp ảnh

Làm nông theo mô hình trải nghiệm

Tôi ấn tượng khi thăm nông trại được gọi là "Green life" do anh Nguyễn Ngọc Sáng đầu tư phát triển ở TDP An Lưu, phường Hương An, thị xã Hương Trà. "Green life" là khu đất gần 2ha, trước đây hoang hóa, cằn cỗi nhưng đã được Sáng cải tạo, quy hoạch bài bản thành các khu trồng từng loại cây rau màu, vườn hoa… kèm với hệ thống vườn ươm. Mỗi khu có hệ thống nhà lưới che nắng, ống dẫn tưới tiêu tự động đẹp mắt.

Cùng với khu đất sản xuất ở "Green life" này còn quy hoạch các không gian phục vụ du lịch sinh thái trải nghiệm, như các ghế đu, lều sách, chòi nghỉ, nhà hàng... Tất cả các vật liệu tạo nên không gian này đều thân thiện với môi trường như tre, mây, tranh... nhằm giảm tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. Các vườn cây trong "Green life" được chia thành từng lô, có bảng chỉ dẫn bằng tên gọi hoặc đánh số loài cây, hoa để tiện chăm sóc quản lý, nhất là việc báo cáo, trao đổi công việc hàng ngày giữa ông chủ "Green life" và người lao động.

Với hướng phát triển nông sản sạch, tất cả các cây trồng ở "Green life" đều được bón bằng phân hữu cơ do nông trại sản xuất từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, như phân bò, vỏ đậu lạc, rơm rạ kết hợp với ủ men. Do áp dụng mô hình phát triển sạch nên các loài cây ăn quả, như cam, thanh trà, ổi đang phát triển tốt, ít sâu bệnh. Dự kiến,  khoảng 6-7 tháng đến sẽ cho quả.

Lấy ngắn nuôi dài, nông trại đang trồng xen canh các loại cây, như: rau, đậu, bí, ớt, mướp… Điều không thiếu ở nông trại này là những vườn hoa được trồng theo phương thức mùa nào hoa nấy, có nhiều giống hoa quý như nữ hoàng xanh, tam giác mạch, sao nhái... lấy từ các vùng miền khác nhau hiện hữu ở đây. Cách bố trí trồng hoa đan xen với quỹ đất trồng cây màu tạo nên cảnh quang đẹp, lạ, ấn tượng cho khách đến tham quan, thư giãn, chụp hình lưu niệm vào dịp cuối tuần...

Chủ nhân "Green life” - Nguyễn Ngọc Sáng chia sẻ, khác với mô hình trồng cây, làm vườn của các nông dân truyền thống, "Green life" giúp nông trại vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch cho thị trường, vừa kết hợp thu hút khách đến tham quan giáo dục, trải nghiệm, nghiên cứu... Mới định hình nhưng vài ba tháng đến, hiệu quả kinh tế của "Green life" ở đây sẽ thấy rõ, đó là từ nguồn thu của các sản phẩm rau củ quả gối vụ; dịch vụ bán vé hàng ngày cho nhiều gia đình, học sinh, sinh viên đến trải nghiệm, chụp ảnh và học tập kinh nghiệm để khởi nghiệp, thử nghiệm các dự án nông nghiệp khác.

"Không thích ngồi phòng lạnh"

Hỏi về lối rẽ từ một kỹ sư CNTT đang ngồi phòng lạnh, gõ bàn phím lại trở thành một "nông dân" đang chinh phục những vùng đất khó ở Thừa Thiên Huế, Sáng chỉ cười. Như lời Sáng, vì "mê đất" từ nhỏ. Hơn nữa, sau khi ra trường có điều kiện đi nhiều nơi Sáng thấy giá trị nông sản Việt còn thấp, chưa xứng với công sức người nông dân bỏ ra. “Quyết định rời bỏ một công việc ổn định, đầu tư xây dựng một mô hình kinh tế mới hoàn toàn mà bản thân không có thế mạnh, ngoài ý chí dám nghĩ, dám làm, tôi còn có chút máu “liều”. Trong mắt bạn bè đều cho rằng tôi gàn dở, thậm chí người thân, bố mẹ cũng phản đối"-Sáng nói. 

Biến suy nghĩ thành hành động, Sáng đã có một chuyến du khảo ở Nhật rồi nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình làm nông nghiệp Israel, cùng sự tham vấn tích cực của chuyên gia Nguyễn Văn Đức, giảng viên Trường đại học Nông lâm Huế. Gần 3 năm thao thức cùng vốn liếng và kiến thức đã tích lũy, đến năm 2015, Sáng cùng những cộng sự (nhóm sinh viên 2-3 bạn mới ra trường) đầu tư phát triển các nông trang sản xuất sạch kết du lịch trải nghiệm tên gọi "Green life" ở phường Hương Xuân (2,3 ha), sau đó lần lượt phát triển nhân rộng ở phường Hương Hồ, Hương Phong (TX Hương Trà); Hồng Quảng, Sơn Thủy (A Lưới), Phong Sơn (Phong Điền)... với diện tích từ 1-2,5ha/nông trại. Cuối năm 2018, nông trại "Green life" ở phường Hương An ra đời.

Theo lời Sáng, hầu hết những nông trại "Green life" dựng lên từ vùng đất khô cằn, sản xuất kém hiệu quả ở các địa phương. Thế nhưng, khi qua tay anh, đầu tư phát triển trở thành các nông trại sản xuất sạch, gắn kết với mô hình tham quan trải nghiệm hiệu quả. Điển hình như nông trại "Green life" ở phường Hương Xuân, Sáng cùng ăn cùng ngủ gần 2 năm liền mới tạo dựng đúng theo ý tưởng ban đầu. Hiện nay, trang trại đã được chuyển giao cho người thân quản lý sản xuất, tạo dấu ấn tốt trong ngành nông nghiệp ở địa phương. Tại đây, mùa nào thức nấy, nông trại này đều có sản phẩm tiêu thụ ở các chợ. Riêng vào mùa tết, chỉ tính trồng hoa, chủ nhân của nó đã thu không dưới 200 triệu đồng.

Nghe Sáng trao đổi những gì đang ấp ủ và thực hiện, tôi có niềm tin ở đời không có việc gì khó nếu có những con người dám nghĩ, dám làm. Với niềm tin đó hy vọng sẽ có thêm nhiều nông trại đầy hoa thơm, trái ngọt và là nơi chắp cánh những ước mơ Việt vươn xa.

Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế mô hình nông nghiệp sản xuất sạch như "Green life" của Nguyễn Ngọc Sáng phát triển khá hiệu quả. Đây là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng cho nông sản Việt. Không chỉ vậy, "Green life" là địa chỉ thu hút những ai yêu thích nông nghiệp đến tham gia trải nghiệm, học hỏi, làm thay đổi nhận thức về nền nông nghiệp hiện đại.

(TS. Hồ Thắng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Khoa học và Công nghệ)

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES! Camp x Huế 2024

Tối 24/11, chương trình YES! Camp x Huế 2024 với chủ đề "NetZero", do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức đã chính thức khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES Camp x Huế 2024

TIN MỚI

Return to top