ClockThứ Hai, 10/12/2018 15:36

Khởi nghiệp từ đam mê túi xách thời trang

TTH - Đi qua đường Lương Thế Vinh (Huế), thấy một quán treo những chiếc túi hay hay, lạ lạ. Quán có tên là Handmade bags ở số 14.

“Thanh niên khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo”Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Trí thức trẻ phải chủ động"Khởi nghiệp tinh gọn"

Ghé vào bắt gặp một cô gái đang cặm cụi may và xung quanh treo đầy túi xách. Thì ra, đây là nơi bán những chiếc túi do cô gái này tự thiết kế. Thế là thích luôn cả hàng và người làm ra nó.

Sản phẩm “handmade” của Lê Thúy Phương

Cô gái tên là Lê Thúy Phương, thuộc thế hệ 8X.  Bạn bè gọi cô là Phương handbag. Cô kể, từ rất bé cô đã thích tự may túi  xách. Tốt nghiệp phổ thông, Phương chọn học trung cấp du lịch, một nghề đang hót. Học xong, Phương lại không theo nghề đã học mà khởi nghiệp bằng niềm yêu thích của mình đó là diy bag, tự may túi xách để bán. Chưa qua học nghề, chưa từng biết đến may vá, những ngày đầu Phương phải tự học, tự tìm hiểu tất cả các khâu qua internet, kể cả tìm mua nguyên liệu. Phương nói, lúc đầu cháu chỉ may những chiếc túi bằng vải. Ba năm sau khi đã lành nghề, sản phẩm tự làm của cô chủ yếu là túi da.

Ngày ngày Phương cặm cụi vẽ rồi cắt, may cho ra những sản phẩm đẹp. Đó là những chiếc túi các kiểu, rồi ba lô, ví cầm tay xinh xắn, cá tính, giá cả phải chăng, cho đủ mọi lứa tuổi chọn lựa. Những sản phẩm do Phương thiết kế, may khác với những sản phẩm trên thị trường do được cắt may tỉ mỉ, cẩn thận, đa dạng. Những ai đã ghé nơi này khi đã yêu thích style của quán thì lại thường xuyên ghé đến để chọn túi cho mình, tặng bạn bè, người thân. Khách hàng đến với diy bag là những người thích hàng thủ công, có cả khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài bán lẻ, Phương đã có những đơn đặt hàng làm quà tặng không chỉ ở Huế mà từ TP. Hồ Chí Minh, không chỉ có người Việt mà có cả người nước ngoài.

Với niềm đam mê, sự sáng tạo, Phương đã tạo thu nhập mỗi tháng từ 5 đến 7 triệu đồng. Con số này đang còn khiêm tốn nhưng với Phương, điều quan trọng là cô đã thực hiện được niềm đam mê sáng tạo. Nghĩ rằng, bạn ấy nên táo bạo hơn trong suy nghĩ, như là mở ra một xưởng may, tạo nên một thương hiệu túi xách do cô thiết kế. Tôi tin, nếu được giúp đỡ, hỗ trợ, đầu tư thêm cùng với sự phấn đấu, tạo dựng và duy trì của cá nhân, Phương sẽ khởi nghiệp thành công hơn nữa.

Bài, ảnh: Nguyên Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
Ươm mầm cho những ý tưởng khởi nghiệp đột phá

Sáng 6/10, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức cuộc thi và trao giải chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo ĐHH lần thứ VII, năm 2024” với mong muốn đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Ươm mầm cho những ý tưởng khởi nghiệp đột phá

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top