ClockThứ Bảy, 03/08/2019 21:08

Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTH.VN - Sáng 3/8, UBND tỉnh tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh” với sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ - Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Khoa học và công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) Phạm Duy Hiếu cùng nhiều chuyên gia về khởi nghiệp.

Khởi nghiệp từ trường học: Chuyện từ sản phẩm 3D mô phỏng cơ thể ngườiHỗ trợ các tác giả phát triển ý tưởng khởi nghiệpGiúp hội viên phụ nữ phát triển ý tưởng khởi nghiệpThủ tướng chỉ đạo tạo điều kiện cho khởi nghiệp thành côngTâm lý khách hàng, điểm vàng trong khởi nghiệpKhởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế

Ông Phạm Duy Hiếu chia sẻ về khởi nghiệp và quỹ SVF

Làm giàu nhờ sự sáng tạo và chăm chỉ

Ông Phạm Duy Hiếu thông tin, sau 5 năm phát triển, quỹ SVF mở rộng hoạt động tại 25 tỉnh thành (trong đó có Thừa Thiên Huế), tiếp cận 10.000 người với hơn 100 chương trình và cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức, huấn luyện và hỗ trợ cho hơn 100 startup, thiết lập mạng lưới hơn 360 cố vấn khởi nghiệp và tổ chức 11 khóa huấn luyện, cố vấn khởi nghiệp. Tính hiệu quả và những tác động tích cực mang đến cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam đã được công nhận khi 90% các đơn vị từng hợp tác đánh giá cao về hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, theo công bố từ đại diện quỹ.

Nói về những thành quả đạt được, ông Hiếu cho rằng, sau một thời gian, chúng tôi nhận ra là mình đang đi xây dựng một thế hệ doanh nhân tử tế. Những người thực sự làm giàu nhờ sự sáng tạo và chăm chỉ của mình. Họ sống với nhau theo kiểu cộng sinh, chứ không phải cá lớn nuốt cá bé như thị trường ngoài kia. Sau này, khi các bạn có nhiều vốn đầu tư và làm lớn, có sản phẩm xuất khẩu, các bạn vẫn trở thành những người doanh nhân khiêm tốn - biết lắng nghe, biết học hỏi và sẵn sàng quay trở về giúp đỡ các bạn khác.

UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018

“Hiện nay, có không ít doanh nhân thành công trên thị trường, họ coi những người khác là “thấp kém”. Những người doanh nhân đi trước, cái tôi của họ rất lớn, trong khi không ít trong số đó thành công đến từ một vài thương vụ may mắn", ông Phạm Duy Hiếu bày tỏ. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có tài năng, giá trị và khát khao riêng. SVF mong muốn sẽ trở thành cầu nối để tạo nên nguồn năng lượng chung hướng tới giấc mơ Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thế giới.

Trong giai đoạn 2020-2025, SVF vẫn duy trì các phương châm hoạt động từ khi thành lập. Đó là mô hình tổ chức phi lợi nhuận, xã hội hóa, đón chào tất cả nguồn lực trong và ngoài nước, nhà nước và tư nhân, tổ chức lẫn cá nhân. Điểm khác biệt trong giai đoạn hoạt động tiếp theo của quỹ là tầm nhìn đưa Việt Nam lên bản đồ khởi nghiệp thế giới bằng công nghệ Việt.

Ba cách tiếp cận của SVF là tạo ra tác động lên hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ chắp cánh cho các công nghệ mang tính cạnh tranh và kết nối đầu tư. Các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ tài chính, thương mại và mạng lưới đầu tư sẽ được chú trọng hỗ trợ.

Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chia sẻ, lãnh đạo tỉnh đã ủng hộ và hỗ trợ các ông tác triển khai, phát triển và nhân rộng mô hình khởi nghiệp của SVF đến các đơn vị khởi nghiệp trong tỉnh. Thông qua SVF, lãnh đạo tỉnh mới có cơ hội tiếp xúc và hiểu về khởi nghiệp. Nhờ tác động của quỹ, tỉnh cho thực hiện đồng loạt và hoạt động mạnh các phong trào khuyến khích khởi nghiệp, đơn cử ở Đại học Huế. Nếu đơn vị khởi nghiệp dạng nhỏ thì sẽ có những hình thức hỗ trợ, khi đã vững mạnh thì sẽ tiếp tục nhân rộng. Chúng tôi rất tự hào về những điều giới trẻ làm được hiện nay. Tầm nhìn và những khát khao của SVF đã truyền cảm hứng và hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị khởi nghiệp của tỉnh.

Ông Phan Thiên Định cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện văn bản thảo thuận hợp tác giữa tỉnh và SVF, đến nay tỉnh đã xây dựng, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bước đầu có hiệu quả thiết thực, các CLB khởi nghiệp được hình thành, các chuyên gia cố vấn khởi nghiệp tại địa phương ngày càng phát triển, các vườn ươm khởi nghiệp đã phát triển, kết nối các nhà đầu tư. Đặc biệt là khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong cuộc sống trong cộng đồng mạnh mẽ, các tổ chức, xã hội trên địa bàn đã quan tâm phối hợp thành công trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

“Chúng tôi mong muốn cả hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ, sâu rộng hơn nữa, thực hiện ngày càng hiệu quả thỏa thuận hợp tác, phù hợp với tình hình phát triển khởi nghiệp hiện nay. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục sơ kết, đánh giá những kết quả đạt được trong năm 2020, để từ đó, thảo thuận hợp tác sẽ có những bước tiến xa và nhanh hơn” - ông Phan Thiên Định nhấn mạnh.

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều năm qua tỉnh rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án với Chính phủ. Với mục tiêu thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tỉnh tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Qua đó, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. 

Tỉnh đã tổ chức thành công cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các năm 2016, 2017, 2018, qua đó đã lựa chọn được 17 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất để trao giải và hỗ trợ ươm tạo để phát triển thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời, giới thiệu, kết nối các nhà đầu tư và các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để đẩy mạnh phát triển.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES! Camp x Huế 2024

Tối 24/11, chương trình YES! Camp x Huế 2024 với chủ đề "NetZero", do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức đã chính thức khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Sôi nổi cuộc thi khởi nghiệp YES Camp x Huế 2024

TIN MỚI

Return to top