ClockThứ Sáu, 26/08/2022 05:42

Tìm kiếm và trao cơ hội cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

TTH - Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 là sân chơi lớn thường niên, nhằm tìm kiếm, chọn lọc, tôn vinh, ươm tạo các ý tưởng, dự án KNĐMST tiềm năng. Đây còn là cơ hội để kêu gọi hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộCùng phụ nữ khởi nghiệpHỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Những ý tưởng, dự án khởi nghiệp có cơ hội kêu gọi đầu tư và thương mại hóa sản phẩm

Cơ hội để thể hiện

Với mô hình kinh doanh tăng trưởng nhanh về quy mô, doanh thu, lợi nhuận... dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ... đòi hỏi các doanh nghiệp (DN), DN khởi nghiệp sáng tạo phải luôn xây dựng cho mình một hình ảnh mới, riêng biệt so với các loại hình DN thông thường. Bên cạnh chủ động, tự lực, việc tham gia cuộc thi KNĐMST sẽ giúp cá nhân, DN có môi trường thuận lợi để được hỗ trợ về chính sách, ý tưởng, tài chính để phát triển khởi nghiệp sáng tạo.

Cuộc thi KNĐMST năm 2022 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, với mục đích nhằm khuyến khích và xây dựng tinh thần KNĐMST cho thanh niên, học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học, nhà đầu tư, DN và người dân trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng. Đây là nơi để lựa chọn, tìm kiếm, chọn lọc, tôn vinh, ươm tạo các ý tưởng, dự án KNĐMST tiềm năng, giúp hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; tập trung cho phát triển lĩnh vực KH&CN, công nghệ thông tin (CNTT). Đồng thời, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, DN đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp hay và có tiềm năng phát triển.

Chỉ cần có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và dự kiến có triển khai trên địa bàn tỉnh, mỗi tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân và DN khởi nghiệp (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu không quá 5 năm) đều có thể dự thi. Mỗi tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân, DN khởi nghiệp có thể tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án KNĐMST.

Cuộc thi này nhằm thu hút những ý tưởng, dự án khởi nghiệp từ nhiều lĩnh vực và ưu tiên đẩy mạnh hỗ trợ các dự án KH&CN, ý tưởng, dự án KNĐMST cho các lĩnh vực tiềm năng như CNTT gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong y dược và phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP mang thương hiệu Huế. Đối với các ý tưởng, dự án đạt giải nhì trở lên sẽ được đề xuất UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đặt hàng thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định).

Bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho rằng: Cuộc thi KNĐMST tỉnh là nơi chắp cánh cho những ý tưởng mới sáng tạo đến gần hơn với cơ hội hiện thực ý tưởng, dự án khởi nghiệp của mình; giúp cá nhân, tổ chức tiệm cận với cơ hội được kết nối đầu tư, giải quyết những bài toán về mô hình kinh doanh, nhân sự, công nghệ để các sản phẩm khởi nghiệp có thể cất cánh vươn xa trên thị trường.

Tạo môi trường đổi mới, thương mại hóa sản phẩm

Quan điểm của KNĐMST là lấy DN khởi nghiệp làm trung tâm của hệ sinh thái, nơi phát huy tài năng khởi nghiệp, điểm đến của các quỹ đầu tư, tập đoàn công nghệ, tạo lập môi trường tốt và thuận lợi nhất cho DN/dự án KNĐMST phát triển nhanh và bền vững.

Những năm qua, Sở KH&CN đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, DN triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển khởi nghiệp như đào tạo, hướng dẫn, tập huấn, nâng cao năng lực, lập kế hoạch, định hướng phát triển cho các dự án khởi nghiệp, các sản phẩm khởi nghiệp. Ngành còn kết nối đội ngũ chuyên gia cố vấn khởi nghiệp, tài chính trong khởi nghiệp; phổ biến, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, nhất là đã hỗ trợ nhiều dự án đạt giải cuộc thi KNĐMST thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.

Theo đánh giá của ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, sau khi nhận hỗ trợ thông qua thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh, đến nay, các dự án khởi nghiệp đã triển khai, bước đầu góp phần hoàn thiện và phát triển các sản phẩm khởi nghiệp, phát triển thị trường, tạo động lực quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp trong tình hình hiện nay.

Năm 2021, Sở KH&CN cùng với Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland ký kết hợp tác thực hiện Đề án Cố đô Khởi nghiệp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động mang dấu ấn của sự phối hợp, đồng hành của các tổ chức, DN tham gia xây dựng và phát triển hệ sinh thái KNĐMST. Chương trình hợp tác góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt mục tiêu trong việc xây dựng hệ sinh thái KNĐMST tỉnh theo hướng phát triển toàn diện, phát huy tối đa vai trò, chức năng của các thành tố, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong hệ sinh thái. Đồng thời, đảm bảo mục tiêu đề án là hỗ trợ ít nhất 50 ý tưởng, dự án khởi nghiệp, 25 DN khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thương mại hóa được sản phẩm. Trong đó, ít nhất 15% DN khởi nghiệp có khả năng gọi vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Đồng hành cùng chương trình KNĐMST, Đại học Huế tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp, kết nối khởi nghiệp, các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên các trường đại học, cao đẳng, tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Tổ chức đào tạo cho sinh viên, các cá nhân/nhóm có tiềm năng phát triển hoặc có ý tưởng khởi nghiệp; huấn luyện kỹ năng thuyết trình gọi vốn về dự án cho các nhóm startup, ngày hội kết nối đầu tư.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tích cực triển khai các hoạt động khởi nghiệp, như tổ chức cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh và cơ sở; tập huấn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh và viết thuyết trình dự án tham gia cuộc thi KNĐMST…

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

TIN MỚI

Return to top