ClockThứ Ba, 22/10/2019 14:15

Truyền thông hỗ trợ gì cho khởi nghiệp?

TTH - “Viết gì về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST)?”, “Truyền thông cần phối hợp thông tin như thế nào để thúc đẩy KNĐMST? “Các nhà khởi nghiệp cần truyền thông về nội dung gì?”, hay “Tiếp cận các nhà khởi nghiệp dễ hay khó?”… là những vấn đề được Đề án 844 quan tâm trong nỗ lực hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động truyền thông cho KNĐMST thông qua “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” năm 2019.

"Chia sẻ thông tin - kết nối mạng lưới"Truyền thông và khởi nghiệp

Kỹ năng làm việc nhóm luôn cần thiết để khởi nghiệp

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. Đề án 844 có các nội dung: Đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái; Nghiên cứu, kiến nghị và xây dựng các cơ sở pháp lý liên quan; hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp KNĐMST, các hoạt động liên kết các thành phần trong hệ sinh thái và các hoạt động truyền thông.

Các nhà khởi nghiệp cần gì?

“Truyền thông tiếp cận các nhà khởi nghiệp dễ hay khó?”. Ông Hoàng Quốc Lê, phóng viên kỳ cựu về truyền thông khởi nghiệp tại Trung tâm tin tức VTV24 (Đài truyền hình Việt Nam) cho rằng, truyền thông quan trọng nhưng các nhà khởi nghiệp có rất nhiều lý do để từ chối sự tiếp cận của truyền thông. Cách tiếp cận có nhiều cơ hội thành công nhất chính là, người làm truyền thông phải thực sự sống trong bầu không khí với người khởi nghiệp, tôn trọng những thông tin gần gũi, hiểu về sản phẩm và tạo được sự tin cậy với họ.

Đồng ý với quan điểm đó, ông Nguyễn Xuân Trung (Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An) cho rằng, cũng dễ hiểu khi nhiều nhà khởi nghiệp có tâm lý sợ truyền thông. Trong nhiều lý do, điều họ sợ nhất chính là “được” các nhà truyền thông đào xới quá khứ đau thương của họ để nâng giá trị KNĐMST hiện tại, hoặc nói không đúng câu chuyện của họ. Chính vì vậy, khi giới thiệu về các dự án khởi nghiệp, các nhà truyền thông cần quan tâm đến câu chuyện khởi nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm/dự án.

“Con dao hai lưỡi” là cách mà ông Nguyễn Trọng Duy, đại diện của Công ty Ella Study Vietnam, chia sẻ góc nhìn về truyền thông. Theo ông Duy, truyền thông đúng lúc và kể đúng câu chuyện của nhà khởi nghiệp thì sẽ đem lại giá trị cụ thể theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu giúp dự án/doanh nghiệp được nhận biết về thương hiệu. Giai đoạn hai tăng mức độ nhận biết sản phẩm và giai đoạn 3 là xử lý khủng hoảng, khi có thông tin thiếu chính xác về dự án/doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn thứ 4 lại là giai đoạn một dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp không nên thúc đẩy truyền thông. Đây là thời điểm mà có thể sản phẩm chưa sẵn sàng để đưa ra công chúng. Sản phẩm chưa sẵn sàng để tăng trưởng. Sản phẩm chưa tạo ra giá trị đích thực. Hoặc cũng có thể là doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho sự tăng trưởng…

Trong khi đó, ông Trần Hậu, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội cho biết, ông quan tâm đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp do truyền thông mang lại. Dù vậy, ông lại ví von: “Chỉ mong muốn truyền thông quan tâm hỗ trợ như cơn gió nhẹ để nâng cánh diều lên bầu trời. Chứ đừng như cơn bão, diều chưa kịp lên cao đã đứt dây”.

Kết nối mạng lưới truyền thông

Theo ông Nguyễn Việt An, đại diện Văn phòng Đề án 844, truyền thông là yếu tố then chốt để nâng cao nhận thức của công chúng về KNĐMST. Xã hội phải có cái nhìn đúng đắn về các nhà khởi nghiệp thì mới có các hành động ủng hộ, thúc đẩy sự phát triển văn hóa khởi nghiệp sáng tạo. Tuy vậy, đến nay truyền thông về KNĐMST vẫn còn hạn chế về chủ đề và chưa thực sự đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của các lĩnh vực, cũng như chưa chạm được đến vấn đề cốt lõi mà những người quan tâm đến khởi nghiệp sáng tạo muốn biết.

“Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” được Văn phòng Đề án 844 tổ chức xuất phát nhu cầu cần sự thống nhất và có định hướng trong công tác truyền thông KNĐMST trên cả nước. Tham gia hành trình, các nhà báo, phóng viên và người làm công tác truyền thông ở các địa phương được trải nghiệm thực tế về KNĐMST tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức về KNĐMST và định hướng truyền thông về KNĐMST. Kết thúc Hành trình qua ba điểm đến, Văn phòng Đề án 844 tổ chức hội thảo về chủ đề “Chia sẻ thông tin – kết nối mạng lưới”, kết nối người làm truyền thông tại các tỉnh thành với các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tham gia Đề án 844.

Chủ động đăng ký thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án 844, tỉnh Phú Thọ hiện đang tổ chức xây dựng, kết nối mạng lưới truyền thông về KNĐMST của 15 tỉnh khu vực phía Bắc. Mỗi địa phương có 5 thành viên được chọn tham gia các khóa đào tạo. Hoạt động đào tạo sẽ hỗ trợ người làm truyền thông ở các địa phương khắc phục tình trạng thiếu hụt kiến thức về KNĐMST và được định hướng tuyên truyền đúng trọng tâm, tránh tạo nên các “phong trào” ảo cho cộng đồng.

Sau 3 đoàn “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” được tổ chức năm 2019, Văn phòng Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì sẽ tiếp tục kết nối hành trình đến nhiều điểm nữa trong phạm vi toàn quốc. Qua đó, Văn phòng Đề án 844 có thể kết nối mạng lưới địa phương để hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hiệu quả.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Gần 100 người lao động được truyền thông về phòng, chống ma túy

Ngày 18/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền phối hợp với Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh tổ chức buổi truyền thông về phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong đoàn viên người lao động. Tham dự buổi truyền thông có gần 100 đoàn viên, người lao động của các công đoàn cơ sở trực thuộc.

Gần 100 người lao động được truyền thông về phòng, chống ma túy
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
Return to top