ClockThứ Hai, 22/07/2019 14:01

Truyền thông và khởi nghiệp

TTH - “Những câu chuyện về điển hình khởi nghiệp thành công liệu đã là đủ? Khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khác nhau như thế nào? Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã biết đến sự tồn tại của cả một hệ sinh thái hỗ trợ...”. Đó là những vấn đề cần giới truyền thông tham gia trả lời trong quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST).

Chinh phục ước mơXưa để mớiĐưa nghề thủ công vào công nghệ thời trang

Sản phẩm giày Xưa tiếp cận thị trường

Trả lời cho những câu hỏi này, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp - Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) triển khai dự án "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp" trong khuôn khổ Đề án "Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025" (Đề án 844).

Dự án hỗ trợ các phóng viên và những người làm công tác truyền thông về KNĐMST ở địa phương đi thực tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, với hành trình gặp gỡ các chủ thể của hệ sinh thái KNĐMST, tìm hiểu mô hình và cách vận hành của hệ sinh thái nói chung và các chủ thể nói riêng, kết hợp với hoạt động đào tạo, chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia. Hiện tại, "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp" tại TP. Hồ Chí Minh đã kết thúc, với sự tham gia của 14 nhà báo, phóng viên, người làm truyền thông... Và, hành trình thứ hai với điểm đến Đà Nẵng cũng đang diễn ra với sự tham gia của 13 thành viên, trong đó có phóng viên Báo Thừa Thiên Huế.

Trao đổi nhóm trong "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp" ở điểm đến TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC

Trong hệ sinh thái KNĐMST, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá sản phẩm và thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy, một trong sáu nhóm nhiệm vụ chính của Đề án 844 hiện nay là tập trung truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam.

Trong nỗ lực hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình truyền thông liên quan đến khởi nghiệp, như “Quốc gia khởi nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” và “Shark Tank”… Những năm qua, đồng hành cùng hệ sinh thái KNĐMST từ Trung ương đến địa phương, truyền thông đã thực hiện tích cực việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về KNĐMST. Hiệu quả nhất chính là đã đưa được khái niệm KNĐMST đến gần hơn với cộng đồng, đồng thời kết nối những cá nhân có ý tưởng/dự án khởi nghiệp với những thành tố khác trong hệ sinh thái, như: cố vấn, nhà đầu tư, khách hàng…

Điển hình như trường hợp của Medlink, nhờ sự hỗ trợ của truyền thông mà chưa đầy một năm thành lập, Medlink đã nhận được 600 nghìn USD tài trợ của các nhà đầu tư.

Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền, nhà sáng lập Medlink – một trong ba dự án xuất sắc nhất Cuộc thi khởi nghiệp tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2018, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có sản phẩm tốt nhưng chưa tham gia cuộc thi nào, chưa được quảng bá nên chưa được biết đến rộng rãi. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần truyền thông hỗ trợ để đưa sản phẩm đến với công chúng và thông qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Phải nhìn nhận rằng, mối quan hệ giữa truyền thông và các nhà khởi nghiệp là sự hợp tác tích cực hai chiều. Trong đó, phía các doanh nghiệp khởi nghiệp cần cởi mở và chủ động kết nối với truyền thông để đưa các sản phẩm của mình đến với thị trường rộng rãi hơn. Một khi sản phẩm được đưa ra thị trường rộng rãi thì đó mới tạo nên cơ hội để giới đầu tư tin tưởng và sẵn sàng trao cho họ những cơ hội đầu tư lớn để sản phẩm phát triển bền vững hơn.

Năm 2018, sau khi có kết quả chung cuộc cuộc thi KNĐMST của tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi liên hệ với tác giả của một trong ba dự án đạt giải cao nhất và được chọn ươm mầm để viết bài giới thiệu. Nhưng tác giả ấy đã từ chối với lý do chưa sẵn sàng chia sẻ với truyền thông. Tiếc rằng, sự chưa sẵn sàng ấy vẫn bị kéo dài cho đến bây giờ. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Xưa, tác giả dự án về nhất cuộc thi KNĐMST của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 lại rất tự tin để thể hiện mình trên truyền thông.

Thông tin và hình ảnh về những đôi giày Xưa liên tục được giới thiệu trên các kênh thông tin chính thống được Quỳnh Anh tiếp tục chia sẻ trên mạng xã hội, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn. Kết quả, dù thương hiệu của sản phẩm do chính doanh nghiệp tạo nên, nhưng Quỳnh Anh đã không bỏ qua bất cứ sự đồng hành nào của truyền thông để gây ấn tượng cho sản phẩm. Đó là cách làm để một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ tạo thêm một lợi thế so sánh.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top