ClockThứ Hai, 10/12/2018 15:35

Ươm tạo ý tưởng, phát triển dự án khởi nghiệp cho sinh viên

TTH - Chủ động kết nối, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về mặt bằng, vốn và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế trở thành nơi ươm tạo ý tưởng, phát triển dự án khởi nghiệp cho sinh viên.

“Muốn khởi nghiệp thành công, phải dựa vào thế mạnh bản thân”Thay đổi nhận thức của sinh viên về khởi nghiệpDiễn giả Lê Đình Hiếu chia sẻ "câu chuyện khởi nghiệp" cho sinh viên HuếĐưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đại học

Nhóm sinh viên được Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế hỗ trợ thực hiện dự án chế tạo cột lọc nước

Hỗ trợ thiết thực

Ông Nguyễn Hữu Chúc, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Trường CĐCN Huế, cho biết: “Hoạt động của trung tâm bao gồm trang bị kiến thức, kỹ năng trong thời gian học tập tại các nhà trường. Theo đó, các em được học về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp trong chương trình học chính khóa. Ngoài ra, chúng tôi tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Các môn học liên quan được lồng ghép nhiều nội dung, như tham quan thực tế doanh nghiệp; giao lưu và trao đổi kinh nghiệm cùng doanh nhân thành đạt, chuyên gia, cựu sinh viên start-up. Qua đó, sinh viên tiếp nhận những kiến thức mới, hun đúc tinh thần khởi nghiệp.

Ngoài ra, trung tâm hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Phần lớn sinh viên khi có ý tưởng khởi nghiệp sẽ thể hiện tài năng qua cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức hằng năm. Ở đó, các cá nhân hoặc nhóm sinh viên sẽ “trổ tài” với việc trình bày, khả năng thực hiện và tính ứng dụng của dự án. Những dự án có tính sáng tạo, đột phá sẽ được trung tâm trợ giúp về kinh phí, địa điểm và máy móc thực hiện.

Hiệu quả

Nhóm bạn đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của trường năm nay gồm 5 sinh viên đến từ Khoa Công nghệ kỹ thuật hóa học đã “chinh phục” ban giám khảo với đề tài chế tạo cột lọc nước bằng than hoạt tính nano dạng viên. Phan Thị Trang, sinh viên lớp 16CDCH11, thành viên nhóm, chia sẻ: “Chúng em nhận thấy nguồn nước đang bị đe dọa (nước bị nhiễm hóa chất, vi khuẩn, các kim loại nặng, nước bẩn) ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đặc biệt là người dân ở các vùng miền núi, vùng nông thôn, người dân miền Trung luôn chịu những thiên tai lũ lụt không có nguồn nước sạch để uống…. Từ những yếu tố trên, chúng em đã lên ý tưởng cho dự án cột lọc nước than hoạt tính nano dạng viên”. Điều khiến đề tài của các bạn trở nên thu hút là việc tận dụng các nguồn phế phẩm trấu ở các địa phương để tạo than hoạt tính và than hoạt tính biến tính.

Trò chuyện với chúng tôi tại phòng thí nghiệm của trường, nhóm cho biết nhận được sự hướng dẫn chuyên môn từ giáo viên cố vấn của nhà trường và được tài trợ kinh phí, vật liệu thí nghiệm cho dự án. Nhóm bày tỏ mong muốn dự án sẽ thông qua các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, những tổ chức hỗ trợ quan tâm đến vấn đề nước sạch để đưa sản phẩm đến gần hơn với người dân với giá thành rẻ.

Với chàng trai Lê Văn Hóa (cựu sinh viên Trường CĐCN Huế), bắt nguồn từ chính câu chuyện về người cha không may bị tai nạn bị liệt toàn thân; từ khi mới học lớp 8, anh đã tìm tòi, mày mò chế tạo sản phẩm giúp cha sinh hoạt thuận tiện hơn. Sau này, khi trở thành sinh viên, Hóa nghiên cứu và chế tạo thêm những sản phẩm khác. “Dự án của tôi đã nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của trường về kinh phí, máy móc, thiết bị. Đó là nền tảng giúp tôi thực hiện các ý tưởng sản xuất thiết bị thông minh trợ giúp cho người khuyết tật”, Hóa tâm sự. Sau khi tốt nghiệp, Hóa trở về quê nhà Quảng Trị sáng lập Công ty phát triển sản phẩm thông minh VH, chuyên sản xuất xe lăn đa năng và giường đa năng cho người khuyết tật. Đầu năm 2018, anh tham gia chương trình “Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank Việt Nam) – chương trình dành riêng cho các star-up Việt Nam và đã thuyết phục được các “shark tank” rót vốn 1 tỷ đồng đầu tư.

Ông Nguyễn Hữu Chúc chia sẻ: “Mỗi dự án khởi nghiệp của sinh viên sẽ được hỗ trợ kinh phí theo nội dung chi thực tế và theo từng giai đoạn của dự án. Nếu dự án khởi nghiệp thất bại, xem như đây là khoản chi rủi ro. Còn nếu khởi nghiệp thành công thì đó như vốn của trường góp vào công ty tương lai do sinh viên tạo lập và các công ty sẽ quay lại cùng với nhà trường hỗ trợ những lớp sinh viên khởi nghiệp sáng tạo tiếp theo”.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top