ClockThứ Sáu, 23/07/2021 14:31

Khởi tạo và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững dưới tác động của dịch COVID-19

TTH.VN - Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 23/7, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Đến 2023, nợ công khoảng 48,1% GDPBộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư lĩnh vực thuế, quản lý nợ côngNợ công đã thấp hơn dự kiến nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều thách thứcCó giải pháp căn cơ quản lý nợ đọng thuế và chậm giải ngân vốn xây dựng cơ bảnKiểm soát tốt công tác chi ngân sáchNợ công, nợ đọng thuế...“nóng” trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu chủ trì phiên thảo luận tổ

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lai Châu, Hải Dương và Thừa Thiên Huế. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu làm tổ trưởng điều hành phiên thảo luận tổ.

Tham gia thảo luận ở tổ về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, các đại biểu thống nhất là, thứ nhất cần phải có giải pháp thực hiện triệt để, thắt chặt tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư.

Hai là phải đảm bảo tối đa an toàn nợ công, ngưỡng an toàn của nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là giải pháp đã được Chính phủ lường trước nhưng cần quan tâm hơn nữa để chỉ đạo các ngành, các cấp và các địa phương.

Ba là về chính sách kinh tế vĩ mô mang tính dài hạn, phải quan tâm phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy sự kết nối doanh nghiệp trong nước với người tiêu dùng.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Lê Hoài Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Chính phủ, chúng ta đã đạt được và ổn kinh tế vĩ mô, cải thiện tình hình tài chính. Đây là những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ.

Về kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm sắp tới, Chính phủ đã nêu nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhưng có vấn đề cần làm rõ là công tác dự kiến, dự báo tương đối về tác động của dịch COVID-19 đến kế hoạch tài chính và nợ công. Ví dụ như kế hoạch triển khai chương trình đối ngoại, quốc phòng - an ninh trong bối cảnh dịch bệnh, chưa được nêu rõ trong báo cáo.

Đại biểu Lê Hoài Trung phát biểu thảo luận tại tổ về kế hoạch tài chính quốc gia 

Về giải pháp, đại biểu Lê Hoài Trung nhận thấy mới chỉ nêu ở hướng thu - chi thuế. Đại biểu đề xuất cần có giải pháp nhằm tăng khả năng cải thiện nguồn thu - một lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19. Vấn đề khởi tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững dưới tác động của dịch COVID-19 vô cùng quan trọng. Do đó, vừa bảo đảm nguồn thu trên nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh, vừa điều tiết các khoản chi để không gây áp lực quá lớn lên ngân sách nhà nước, đồng thời đáp ứng kịp thời cho các hoạt động chi ngân sách theo dự toán là nhiệm vụ căn cơ.

Đại biểu cho rằng, lâu nay đầu tư phát triển của nước ta chủ yếu là đi vay nước ngoài. Hiện nay nguồn vay cũng khó khăn hơn. Do đó, cần cân nhắc lại về giá trị tuyệt đối của dầu thô tăng nhưng tỉ lệ trong nguồn thu lại giảm đi bởi vì các nguồn thu khác tăng. Cần có giải pháp huy động nguồn vốn trong dân cho các mục tiêu phát triển.

Các ý kiến nhấn mạnh các yếu tố nhanh, bền vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu hàng đầu, bảo đảm an ninh tài chính, an toàn nợ công, không để nợ xấu quay trở lại. Đây là thách thức rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 hiện nay. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng như các dự án thua lỗ, yếu kém, các hạn chế về quản lý đất đai…

Về kế hoạch tài chính trung hạn, cần thể hiện rõ kết quả giải quyết xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công, an ninh, an toàn tài chính, củng cố được nền tảng vĩ mô, nhất là chúng ta đã rất thành công trong tái cơ cấu nợ và rút ra được bài học kinh nghiệm trong điều hành. Đề nghị đánh giá lại kết quả thực hiện các nghị quyết về cơ chế đặc thù cho một số địa phương, tránh tình trạng chỉ đề nghị chính sách chi mà không chú ý tới chính sách thu, trong khi chính sách thu mới tạo ra nguồn lực để phát triển, hoặc ban hành chính sách mà không thực hiện được.

Các ý kiến cho rằng, xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước tích cực nhưng phải thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia; chủ động hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước; đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh nền tài chính quốc gia.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top