ClockThứ Năm, 07/01/2021 10:05

Đến 2023, nợ công khoảng 48,1% GDP

Bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3 năm 2021-2023 khoảng 3,8% GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1% GDP.

Xử lý nghiêm 12 thanh, thiếu niên tàng trữ, mua bán và đốt pháo hoa nổBộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư lĩnh vực thuế, quản lý nợ công

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính ngân sách giai đoạn 2021-2023.

Theo đó, trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ Tài chính dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 1,343 triệu tỷ đồng, tương đương tỷ lệ huy động ngân sách khoảng 15,5% GDP. Trong đó, cơ cấu thu tiếp tục xu hướng chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng thu nội địa chiếm 84,4%, thu dầu thô chiếm 1,7% và thu cân đối xuất nhập khẩu chiếm 13,3%.

Đến 2023, nợ công khoảng 48,1% GDP (Ảnh minh họa: KT)

Về chi ngân sách năm 2021, trong bối cảnh dự kiến thu còn khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi sau dịch Covid-19, dự toán chi cả năm là 1,687 triệu tỷ đồng, thấp hơn 60.100 tỷ so với dự toán năm 2020.

Trong đó, số chi đầu tư phát triển là 477.300 tỷ (chiếm 28,3% tổng chi); chi trả nợ lãi, viện trợ, dự trữ quốc gia là 112.900 tỷ (chiếm 6,7%); chi thường xuyên là 1,036 triệu tỷ (chiếm 61,4% tổng chi ngân sách Nhà nước)… Cơ quan quản lý tài khóa nhấn mạnh mức dự toán trên đã bảo đảm ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển ở mức hợp lý, cao hơn mức bố trí dự toán năm 2020 cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

Về bội chi, dự toán năm 2021 là 343.670 tỷ đồng, tăng 108.870 tỷ đồng so với dự toán năm 2020, bằng khoảng 4% GDP. Tổng nhu cầu huy động của Chính phủ (chưa bao gồm vay về cho vay lại) khoảng 580.000 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công bằng khoảng 46,1% GDP.

Cũng từ cơ sở dự toán năm 2021, Bộ Tài chính kế hoạch tổng thu ngân sách 3 năm giai đoạn 2021-2023 đạt khoảng 4,33 triệu tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động thu vào ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 15,5% GDP. Tỷ trọng thu ngân sách tiếp tục được cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa với mục tiêu đến năm 2023 chiếm khoảng 85-86% tổng thu ngân sách.

Ở chiều chi, dự kiến tổng chi cả giai đoạn này vào khoảng 5,4 triệu tỷ đồng, kéo theo bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,8% GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1% GDP.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã và đang tạo ra những thách thức đối với kế hoạch ngân sách Nhà nước trung hạn 3 năm 2021-2023. Đặc biệt trong việc bảo đảm lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh chuẩn trợ cấp xã hội, chuẩn nghèo...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới
Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Nghiên cứu Tác động kinh tế (EIR) năm 2024 của Hội đồng Du lịch & Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo 2024 sẽ là một năm kỷ lục đối với ngành du lịch & lữ hành Nhật Bản, với những đóng góp kinh tế chưa từng có, tăng trưởng việc làm và chi tiêu mạnh mẽ của du khách. Triển vọng tích cực này phản ánh vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế và lực lượng lao động của Nhật Bản, đưa đất nước này trở thành điểm đến du lịch hàng đầu toàn cầu.

Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới
Return to top