ClockThứ Năm, 20/07/2023 06:59

Lãi vay của Gói 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản thấp hơn thị trường từ 1 – 2%

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cuối giờ chiều 19/7 cho hay: Ngành Ngân hàng chính thức triển khai Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm, thủy sản với mức lãi vay thấp hơn tối thiểu từ 1 - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.

ACB tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàngNgười vay tiêu dùng chới với trong “cơn lốc” lãi suất neo caoGỡ vướng giải ngân gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%Đảm bảo đúng đối tượng trong hỗ trợ lãi suất

leftcenterrightdel
 Sơ chế tôm tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải - COFIDEC, Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024. Theo văn bản số 5631/NHNN-TD, hướng dẫn ngân hàng thương mại (NHTM), đối tượng vay vốn là khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm, thủy sản. 

Đại diện NHNN cho biết: Quy mô của Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cao hơn dự kiến đặt ra. Bên cạnh đó, các NHTM theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia Chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng. Chương trình được thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động của các ngân hàng và thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại thông thường. 

Đến nay, đã có 12 NHTM đăng ký tham gia Chương trình gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

“Cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đã và đang triển khai thời gian qua, việc triển khai Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản tiếp tục thể hiện tinh thần đồng hành của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế”, đại diện NHNN cho biết.

Trước đó, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Các chính sách được ngành Ngân hàng đưa ra thời gian qua góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp vơi bớt khó khăn.

Kể từ quý IV/2022 đến nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, hàng tồn kho lớn do không xuất khẩu được đơn hàng vì sự suy giảm cầu từ các thị trường quốc tế. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, doanh số toàn ngành giảm khoảng 30% (riêng thị trường Mỹ giảm 51%; thị trường châu Âu, Trung Quốc giảm khoảng 30%...). “Trước những khó khăn hiện nay, VASEP đã đề nghị Chính phủ và NHNN có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn. Mục tiêu của gói này là duy trì sinh kế cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.

Theo Phó Thống đốc NHNN, ông Đào Minh Tú, nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực chủ chốt, tạo ra giá trị sản phẩm cho đất nước, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên cần sự ưu đãi và cơ chế, chính sách. Phó Thống đốc yêu cầu các NHTM Nhà nước hay NHTM cổ phần đều phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, cần có những chính sách khẩn cấp hỗ trợ các doanh nghiệp hai ngành nghề này để giữ vững được thị trường, thị phần, không để cho doanh nghiệp không đủ vốn sản xuất và bị phá sản.

"Các NHTM cố gắng duy trì hạn mức đã cấp cho doanh nghiệp, không nên cắt giảm. Nếu trường hợp thiếu hạn mức tín dụng đối với hai lĩnh vực này, tổ chức tín dụng báo lại NHNN để có điều chỉnh", lãnh đạo NHNN cho biết.

Tuy nhiên ông Đào Minh Tú nhấn mạnh: Việc hỗ trợ cho 2 lĩnh vực trên không chỉ ở phía ngành Ngân hàng, bởi ngành Ngân hàng chỉ liên quan đến vấn đề nguồn lực vốn mà còn rất nhiều vấn đề cấp thiết khác như: Phải có thị trường tiêu thụ, phải có thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước… "Những việc này thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành khác. Các doanh nghiệp phải tham gia chuỗi giá trị, tạo sự ra hỗ trợ lẫn nhau. Vấn đề ứng dụng công nghệ cũng rất quan trọng đối với hai lĩnh vực này, hay vấn đề tăng thêm khả năng dự trữ và tạm trữ vì nó là sản phẩm mùa vụ…", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế

Trong bức tranh sáng của du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, du lịch Huế góp thêm những gam màu sáng về tăng trưởng mạnh lượng khách quốc tế và mở rộng các thị trường khách nước ngoài.

Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế

TIN MỚI

Return to top