ClockThứ Tư, 23/01/2019 13:46

Liên kết cung ứng sản phẩm thịt heo hữu cơ

TTH - Thực hiện dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh- Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, Sở Công thương đã triển khai mô hình thí điểm không tập trung tiêu thụ sản phẩm thịt heo hữu cơ và cung ứng vật tư tại một số xã của TX. Hương Thủy và huyện Phú Vang.

Giá heo đã cận đỉnhChăn nuôi theo hướng VietGAHP: Hướng đến nền nông nghiệp sạchĐảm bảo thịt heo dịp tết

Sản phẩm thịt heo hữu cơ được Quế Lâm thu mua và tiêu thụ tại cửa hàng nông sản của đơn vị

Dự án mô hình thí điểm tiêu thụ sản phẩm thịt heo hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp là chuỗi liên kết gồm Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (gọi tắt Quế Lâm), hộ kinh doanh ở xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) và các hộ nông dân ở xã Phú Lương (Phú Vang), Thủy Phù, Thủy Bằng (TX. Hương Thủy) với quy mô đàn ban đầu là 200 con heo thịt và 10 con heo nái. Sản phẩm thịt heo được nuôi theo phương pháp hữu cơ với quy trình kỹ thuật và vật tư nông nghiệp của Quế Lâm cung ứng.

Ông Tôn Thất Thạnh, đại diện DN Quế Lâm cho biết, sau một thời gian thực hiện mô hình liên kết, đơn vị đã cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và sản lượng đơn vị thu mua trong năm 2018 hơn 450 con heo thịt hữu cơ với trọng lượng 95kg/con.

Trong quá trình thực hiện dự án, Quế Lâm thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, giám sát bà con tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật định sẵn của DN trong tất cả các khâu chăn nuôi; bám sát chuồng trại, tạo niềm tin để bà con yên tâm sản xuất, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và năng suất theo yêu cầu.

Ông Nguyễn Ngọc Khánh, hộ nông dân ở xã Thủy Phù tham gia mô hình nuôi heo hữu cơ cho biết, mối lo lớn nhất của những hộ chăn nuôi xen cư là vấn đề môi trường. Vì chăn nuôi theo truyền thống thường gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, từ khi chăn nuôi heo hữu cơ với việc xử lý chuồng trại, thức ăn, men vi sinh... theo đúng quy trình kỹ thuật của Quế Lâm nên không có mùi hôi phát sinh. Thời gian nuôi kéo dài hơn so với nuôi heo thông thường khoảng 1 tháng, nhưng bù lại giá bán cao hơn giá thị trường từ 25- 30%; nhất là những đợt heo hơi rớt giá mạnh, nhưng heo nuôi hữu cơ vẫn được Quế Lâm mua với giá ổn định theo hợp đồng ký kết.

Một số hộ nông dân tham gia mô hình cho rằng, được DN đảm bảo thị trường đầu ra nên các hộ rất yên tâm chăn nuôi, đầu tư chuồng trại, phát triển đàn. DN đã hỗ trợ giống tốt, thức ăn và men vi sinh đảm bảo chất lượng, kỹ thuật nuôi, nên sản phẩm đạt chất lượng cao, năng suất cao hơn từ 3- 6%, chi phí nhân công giảm, giá bán được hạch toán ngay từ đầu vụ.

Mô hình liên kết này không chỉ người nông dân được hưởng lợi mà phía DN kết nối đã kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, ổn định được nguồn nguyên liệu sạch, giá rõ ràng, ổn định, giúp DN chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sau hơn một năm thực hiện dự án, các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện gồm Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các chủ thể tham gia mô hình đều cho rằng mô hình liên kết này đã tạo cho các hộ nông dân một phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm nông sản được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn, xuất xứ, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Thành công bước đầu của mô hình này sẽ là cơ sở cho việc phát triển về quy mô và nhân rộng ra các sản phẩm nông sản chủ lực khác của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công thương, mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản gồm heo hữu cơ, lúa hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp sẽ là bước khởi động để hình thành những mô hình mới với những sản phẩm mới. Hiện nay, đã có một số DN đang tìm hiểu đầu tư vào các mô hình sản xuất tập trung như mô hình chăn nuôi bò ở A Lưới, trồng cam, chuối... Qua đó, sở sẽ là đơn vị kết nối DN với HTX, người nông dân để hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và các kênh phân phối lưu thông hàng hoá.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm

TIN MỚI

Return to top