ClockThứ Ba, 02/11/2021 17:37

Linh hoạt từng bước phục hồi, phát triển kinh tế

TTH.VN - Chiều 2/11, kết luận tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 10/2021, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, tỉnh sẽ linh hoạt thực hiện từng bước chắc chắn thiết lập trạng thái “bình thường mới”, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi, phát triển kinh tế.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm hiệu quả, khả thiLinh hoạt, thích ứng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộiViệc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào kết quả phòng, chống dịch COVID-19Đổi mới tư duy nhằm huy động hiệu quả nguồn lực đầu tưDồn sức hỗ trợ sinh kế

Tỉnh chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Ảnh: Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số 

Nhiều tín hiệu khả quan hơn

Từ đầu năm đến nay, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, quyết liệt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, của các cấp, các ngành, tình hình thực hiện KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tỉnh cơ bản phòng chống, ngăn chặn và kiểm soát tốt tình hình đại dịch COVID-19, nhờ đó, kinh tế trong Quý III đã có sự phục hồi; dự báo Quý IV tiếp tục duy trì và có sự tăng trưởng mạnh mẽ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh xây dựng chương trình phục hồi kinh tế với nhiều tín hiệu khả quan hơn.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 3,83% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, chỉ số IIP tăng 5,26% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng tiếp tục có sản lượng tăng. Chỉ số IIP tăng là do tỉnh đã triển khai hiệu quả các giải pháp trong phòng, chống và kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và đã triển khai đồng bộ các gói chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động ổn định.

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 8.555 tỷ đồng, vượt 41% dự toán và tăng gần 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10 tháng ước đạt 20.975 tỷ đồng, bằng 77,7% KH, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế trong bối cảnh bị tác động bởi dịch bệnh.

Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; dự kiến ngày 12/11/2021, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết này. Đây sẽ là công cụ quan trọng thúc đẩy việc phát huy và khai thác lợi thế giúp tỉnh có thêm điều kiện sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.

Thừa Thiên Huế là địa phương thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ chọn để làm việc chính thức sau khi nhậm chức, điều đó tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tỉnh; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để tỉnh xây dựng Đề án cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Thích ứng an toàn, linh hoạt

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu kết luận tại phiên họp 

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, tỉnh tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, linh hoạt thực hiện từng bước chắc chắn thiết lập trạng thái “bình thường mới”, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi, phát triển kinh tế. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động tại các khu, cụm công nghiệp và người dân.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng là tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án; trong đó, ưu tiên đến các đề án thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi Quốc hội có nghị quyết. Ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ về xây dựng 4 trung tâm: văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đồng thời, dành nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.

Đối với phát triển kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các cấp, các ngành tập trung triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là hỗ trợ trong việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành dệt may. Tổ chức rà soát, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để thu hút, kêu gọi và đón làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI); quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép chủ trương đầu tư tại các Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân 100% vốn giao từ đầu năm. Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình, dự án trọng điểm; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng của các dự án khởi công mới; phối hợp với các cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn trọng điểm làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt KT-XH của tỉnh. Triển khai Kế hoạch phục hồi phát triển du lịch tỉnh trong trạng thái bình thường. Hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nhất là các dự án mới đi vào hoạt động…

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top