ClockThứ Hai, 06/12/2021 14:39

“Lối rẽ” của Trương Hữu Tài

TTH - Khi quyết định lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương sau bao năm bôn ba xứ người, chàng thanh niên Trương Hữu Tài chọn cho mình lối rẽ khá bất ngờ mà nói như nhiều người dân xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) khi ấy, là “quá liều”.

Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giáPhát triển tiềm năng cây thanh tràSức sống mới Dương Hòa

Trương Hữu Tài thành công với mô hình hoa tết

Nói “liều” không phải vì đầu tư vốn lớn do Tài không đi theo hướng hoặc trồng rừng, hoặc trồng thanh trà như đa số mọi người ở Dương Hòa lâu nay, mà chuyển hướng sang trồng hoa cúc chậu phục vụ tết. Và đến hiện tại, Tài là hộ trồng hoa tết duy nhất của xã Dương Hòa.

Sau gần chục năm làm thuê ở Đà Lạt, khi trở về, vốn liếng tích lũy chẳng bao nhiêu, trong khi trồng keo tràm, thanh trà lại không có đất, năm 2015, suy đi tính lại; Tài bàn với vợ chỉ có trồng hoa tết là hợp lý hơn cả bởi những năm làm thuê tại các trang trại hoa ở Đà Lạt, Tài tích lũy cho mình kha khá kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Không có đất nên một vài năm đầu, Tài xin trồng hoa “ké” ở vườn thanh trà của bà con trong vùng. Nhưng do trồng dưới tán thanh trà, bị rợp bóng, hoa phát triển không đều, chất lượng không cao nên những vụ hoa tết năm ấy dù không lỗ nhưng cũng không đem về thu nhập bao nhiêu.

Được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của anh em đoàn viên xã Dương Hòa, năm 2019, Tài làm đơn xin thuê mặt bằng để trồng hoa chậu. Trước sự chí thú làm ăn của thanh niên sinh năm 1990, chính quyền xã Dương Hòa đã chấp thuận và cho Tài thuê mặt bằng với mức phí hỗ trợ là chủ yếu.

Có được mặt bằng với diện tích khoảng 3.000m2 ở thôn Thanh Vân, Tài và vợ dùng vốn liếng, lời lãi từ vụ hoa trước để đầu tư hệ thống tưới tiêu, hàng rào, hoa giống, nguyên vật liệu đúc chậu… để tạo nên một diện tích trồng hoa tết quy mô, bài bản hơn.

Khi có được một địa điểm trồng hoa ổn định, Tài và vợ dành một nửa thời gian trong năm để làm te, trồng rừng thuê…, thời gian còn lại tập trung chăm sóc hơn 1.000 chậu cúc, chủ yếu là cúc pha lê để phục vụ Tết Nguyên đán. Lúc này, bên cạnh những lời động viên, cũng có nhiều lo lắng khi không biết, liệu hoa của Tài có cạnh tranh nổi với hoa ở Thủy Thanh, Thủy Vân… hay không. Bởi đó là những nơi trồng hoa tết có thương hiệu mấy chục năm nay.

“Sau nhiều năm làm thuê cho các trang trại hoa ở Đà Lạt, bản thân tôi cũng tích lũy ít nhiều kiến thức, kinh nghiệm trồng hoa cũng như kết nối được những nơi có nguồn giống tốt nên tôi tự tin là đáp ứng phần lớn nhu cầu về kích cỡ, màu sắc, độ đồng đều của hoa mình trồng khi đến tay người tiêu dùng”, Tài chia sẻ.

Và đúng như lời của Trương Hữu Tài. Sau thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường, những chậu cúc của Tài được nhiều người đón nhận. Đây cũng chính là cơ sở để năm nay, Tài tự tin giữ nguyên số lượng hoa phục vụ Tết Nguyên đán như năm trước. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều hộ trồng hoa tết ở Thủy Thanh, Thủy Phương, Thủy Châu… khi phải giảm 40 – 60% số lượng do lo ngại COVID-19 ảnh hưởng đến đầu ra.

“Sau khi trừ mọi chi phí, 1.200 chậu hoa mỗi năm giúp vợ chồng tôi thu về 60 – 70 triệu đồng tiền lãi. Nếu thời tiết thuận lợi, không có dịch bệnh, thu nhập có thể cao hơn bởi 2 vợ chồng có thể nâng số lượng hoa tết lên gần 2.000 chậu”, Tài nói.

Sau những thuận lợi bước đầu, hiện Tài đang dự tính trồng thêm hoa hồng, hoa ly để vừa phong phú chủng loại, tăng thêm thu nhập do có thể bán lai rai quanh năm và cũng là phương án dự phòng một khi thị trường hoa cúc bão hòa.

“Ngoài chí thú làm ăn, ở Tài có một điều đáng quý là sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa cho những ai có nhu cầu, cũng như mong muốn có thêm nhiều điểm trồng hoa tết ở xã nhà để tiến tới tạo thêm điểm nhấn riêng cho Dương Hòa ngoài keo tràm và thanh trà, đồng thời, hỗ trợ trong kết nối tiêu thụ, góp phần giải quyết việc làm, nhất là với những thanh niên có mong muốn lập nghiệp”, ông Huỳnh Tấn Phấn, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa cho biết.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Return to top