ClockThứ Ba, 16/07/2024 12:14

Nam Đông phát triển kinh tế vườn

TTH - Đặc thù của miền núi Nam Đông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn. Tận dụng lợi thế này, các địa phương, người dân đầu tư phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi, mỗi ha cho thu nhập mỗi năm từ 55 triệu đồng trở lên.

Nam Đông phải phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mớiNam Đông và A Lưới đảm bảo nghiêm túc, an toàn trong lần đầu tiên tổ chức thi tuyển sinh lớp 10Mổ mắt miễn phí cho 40 người nghèo Nam Đông

 Mô hình trồng cây ăn quả của anh Đợi

Tận mắt chứng kiến mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp của gia đình anh Trần Văn Đợi, dân tộc Cơ Tu ở thôn A Giai, xã Thượng Long, chúng tôi thật sự mê mẩn với mô hình này. Ít ai nghĩ rằng, một người Cơ Tu lại mạnh dạn đầu tư, xây dựng cơ ngơi kinh tế vườn mà nhiều người cũng khó có thể làm được.

Từ 40 triệu đồng được Hội Nông dân huyện Nam Đông hỗ trợ, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đông cho vay thêm 100 triệu đồng từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm để thực hiện ước mơ mở rộng mô hình kinh tế vườn, phát triển kinh tế gia đình.

Với lợi thế đất vườn rộng rãi, anh Đợi đầu tư trồng 1ha bưởi da xanh với hơn 90 gốc. Sau 6 năm trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bưởi da xanh phát triển nhanh, đồng đều, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Tận dụng vườn nhà rộng rãi, anh Đợi mua thêm 3 con bò giống và hơn 100 con gà để nuôi lấy thịt. Anh còn trồng thêm 2ha keo và cao su, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch. Đến nay, lợi nhuận trung bình từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt kết hợp của gia đình anh Đợi đạt gần 100 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Hữu Ánh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông khẳng định, kinh tế vườn là một trong những mô hình chủ lực trong phát triển kinh tế của nhiều hộ dân Nam Đông, đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Đông.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Nam Đông phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều biện pháp hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa một số loại cây mới vào trồng mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế. Đến thời điểm này, giá trị kinh tế vườn trên địa bàn huyện đạt bình quân mỗi năm trên 55 triệu đồng/ha. Tỷ lệ vườn được chăm sóc, bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật đạt 90%. Mỗi xã có từ 3-5 vườn mẫu để nông dân học tập, nhân rộng. Diện tích cây trồng đặc sản đạt 100%, trong đó diện tích trồng mới như cam Nam Đông, chuối đặc sản, dứa gần 130ha và một số cây trồng khác.

Để phong trào xây dựng nông thôn mới và kinh tế vườn năm 2024 đạt kết quả, huyện Nam Đông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tập trung lao động sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao giá trị và thu nhập bình quân đầu người. Các giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, đầu tư cải tạo và nâng cấp nhà ở đạt chuẩn, xây dựng công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường được huyện Nam Đông quan tâm, tích cực triển khai.

Bài, ảnh: Lê Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top