ClockThứ Tư, 28/06/2023 16:33

Trợ lực từ nguồn vốn tín dụng chính sách

TTH - Việc tìm kiếm cơ hội làm ăn, phương thức sản xuất phù hợp tại vùng nông thôn không hề dễ dàng. Nhưng với sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm cộng thêm sự trợ lực của nguồn vốn tín dụng chính sách, bà Lê Thị Hoài Uyên, thôn 1A, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy đã xây dựng và thành công với mô hình VAC.

Vươn lên phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sáchCùng A Lưới thoát nghèoHiệu lực nguồn vốn tín dụng chính sách

leftcenterrightdel
 Mô hình trồng sen mang lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Uyên

Xuất thân từ gia đình khó khăn phải đi lập nghiệp tại miền núi Nam Đông, thu nhập chính phụ thuộc vào việc làm thuê khai thác keo tràm không đủ trang trải cuộc sống. Năm 2015, vợ chồng bà Lê Thị Hoài Uyên quyết định quay về thôn 1A, xã Thủy Phù lập nghiệp với mô hình VAC.

Với 1,5ha đất thuê của UBND xã Thủy Phù để trồng sen lấy hạt, bà Uyên gặp không ít khó khăn vì không có vốn đầu tư. Được ông Nguyễn Quang Hữu, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tư vấn và giới thiệu kết nạp vào Tổ TK&VV do Hội Nông dân xã quản lý, bà Uyên được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua giống sen. Nhờ có được vùng đất canh tác màu mỡ, thường xuyên có nước thích hợp cho sen phát triển, sản lượng sen hạt thu hoạch ngày càng nhiều. Chỉ trong vòng 2 năm, bà Uyên đã trả được số tiền vay và tích lũy được một số vốn để tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất. Nhận thấy mô hình đang đi đúng hướng và mang lại hiệu quả, đầu năm 2022, bà Uyên tiếp tục đề nghị và được Tổ TK&VV bình xét vay vốn thêm 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo mở rộng diện tích trồng sen.

Nhờ thực hành tiết kiệm và trả lãi gốc tốt, cuối năm 2022, bà tiếp tục được Tổ TK&VV bình xét cho vay thêm 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Bằng số vốn này, bà Uyên đã mở rộng diện tích trồng sen lên 2,8ha, xây dựng 2 hệ thống chuồng trại khép kín để chăn nuôi lợn thịt, lợn nái và hệ thống chuồng trại nuôi gà giống cung cấp cho thị trường.

Bà Uyên cho hay, mới đầu bắt tay vào việc trồng sen lấy hạt, gia đình bà gặp không ít khó khăn, nhất là không có vốn đầu tư, kỹ thuật trồng sen cũng chưa nắm kỹ nên năng suất không được như mong muốn. Tuy nhiên, với quyết tâm tìm tòi học hỏi kỹ thuật và sự đồng hành của nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, bà đã mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình sản xuất từ 1,5ha lên 2,8ha trồng sen lấy hạt. Hiện, thị trường tiêu thụ hạt sen rất ổn định nên gia đình không lo không có đầu ra.

Không chỉ thu nhập từ sen hạt, bà còn có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán hoa sen và củ sen, thu nhập mỗi vụ sen thu gần 500 triệu đồng, trung bình mỗi năm bà thu gần 1 tỷ đồng từ 2,8ha hồ này.

 “Với nguồn vốn tích lũy từ việc trồng sen kết hợp với quỹ đất sản xuất được UBND xã cho thuê 50 năm, vợ chồng tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn thịt và lợn nái. Doanh thu hàng năm từ việc chăn nuôi, trồng sen xấp xỉ 3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận mang lại cho gia đình khoảng 1 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động thường xuyên với thu nhập hàng tháng từ 5 - 6 triệu đồng/lao động. Hiện nay, vợ chồng tôi đang làm thủ tục thuê thêm diện tích đất canh tác của UBND xã Thủy Phù, mở rộng diện tích trồng sen lên 4ha. Vì thế, trong thời gian tới nếu được Hội Nông dân xã Thủy Phù quan tâm, tôi sẽ tiếp tục đăng ký vay vốn với số tiền 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng diện tích trồng sen.”, bà Uyên cho biết

Ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù nhận xét, bà Lê Thị Hoài Uyên là một trong số hội viên tiêu biểu, là tấm gương điển hình để các hội viên học hỏi. Ngoài việc chăm lo làm ăn kinh tế giỏi, bà còn chấp hành rất tốt việc trả lãi, nộp tiết kiệm định kỳ hàng tháng, cũng như luôn chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các chị em, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong tổ. Thời gian tới, hội sẽ đề xuất đến hội cấp trên tuyên dương tấm gương của bà Uyên để tiếp thêm năng lượng cho gia đình bà, cũng như lan tỏa tinh thần sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của các hội viên nông dân.

Bài, ảnh: Tình - Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nợ xấu tăng & bài toán chất lượng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng chưa bứt tốc, chất lượng tín dụng sụt giảm đang đặt các tổ chức tín dụng trước bài toán phải làm thế nào để hài hòa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Nợ xấu tăng  bài toán chất lượng tín dụng
Đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Là ý kiến chỉ đạo của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40) tổ chức chiều 14/8.

Đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
Những điểm mới về chính sách lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2024

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024 có những quy định mới sẽ tác động đến nhiều cao tuổi với quan điểm mở rộng lưới an sinh xã hội. Đáng chú ý là người lao động chưa đóng đủ 15 năm BHXH để nhận lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ quỹ BHXH với mức thấp nhất là 500.000 đồng và hưởng BHYT miễn phí.

Những điểm mới về chính sách lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2024
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8

Trong tháng 8/2024, có nhiều chính sách mới quan trọng ảnh hưởng lớn đến người dân cả nước như các nghị định quy định về giá đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8
Return to top