ClockThứ Bảy, 16/02/2019 21:48

Ngắm vọoc chà vá chân nâu ở vườn quốc gia Bạch Mã

TTH.VN - Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã tồn tại khoảng 6-8 đàn voọc chà vá chân nâu, trong đó có 3 đàn có số lượng lớn từ 13 - 15 cá thể. Các đàn còn lại có số lượng từ 3-5 cá thể, xuất hiện thường xuyên ở các điểm gần khu vực biệt thự Bảo An.

Một đàn voọc chà vá chân nâu 12-15 con. Ảnh chụp ngày 16/2

Nhắc đến Rừng quốc gia Bạch Mã, người ta nghĩ ngay đến loài trĩ sao, một loài chim quý hiếm đang được bảo tồn tại đây. Cũng như khi nhắc đến bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) người ta sẽ liên tưởng đến loài voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng đang sinh sống nhiều tại đây.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngay tại Vườn quốc gia Bạch Mã cũng tồn tại một số lượng lớn loài Voọc chà vá chân nâu - “Nữ hoàng linh trưởng” theo cách gọi của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Cận cảnh một con voọc chà vá chân nâu đang tắm nắng

Những năm qua, công tác bảo tồn các loài động vật quý hiếm, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, khôi phục những khu rừng bị tàn phá được Vườn quốc gia Bạch Mã đặc biệt chú trọng, nhờ vậy các loài động vật quý hiếm số lượng gia tăng đáng kể. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã tồn tại khoảng 6-8 đàn voọc chà vá chân nâu, trong đó có 3 đàn có số lượng lớn từ 13 - 15 cá thể. các đàn còn lại có số lượng từ 3-5 cá thể, xuất hiện thường xuyên ở các điểm gần khu vực biệt thự Bảo An...

Tất cả các đàn voọc chà vá chân nâu ở Bạch Mã sống theo bầy đàn tự nhiên và chúng di chuyển khắp nơi trong vườn. Chúng thường xuất hiện vào đầu giờ sáng và đầu giờ chiều.

Thời tiết nắng xuân đẹp, một số đàn voọc chà vá chân nâu thường ra tắm nắng nên rất hiếm khi du khách gặp được những chú voọc này, giới nhiếp ảnh lại càng thích thú khi bắt được khoảnh khắc hiếm thấy. 

Sự xuất hiện thường xuyên và gia tăng đáng kể các các thể Voọc chà vá chân nâu ở Vườn quốc gia Bạch Mã nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là một tín hiệu khả quan, chứng tỏ rằng công tác bảo tồn thiên nhiên ở đây đang được thực hiện tốt, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn môi trường sinh thái đa dạng sinh học đang được bảo tồn.

Tin, ảnh: Du Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận một cá thể rùa sa nhân hoang dã

Ngày 15/9, Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế tiếp nhận một cá thể rùa sa nhân quý, hiếm do ông Hoàng Đức ở TP. Huế tự nguyện giao nộp với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên.

Tiếp nhận một cá thể rùa sa nhân hoang dã
Bàn giao 3 cá thể rùa đất lớn nguy cấp

Ngày 11/9, Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế tiến hành bàn giao 3 cá thể rùa đất lớn cho Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động-thực vật (đóng trên địa bàn thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) để thả về môi trường tự nhiên.

Bàn giao 3 cá thể rùa đất lớn nguy cấp

TIN MỚI

Return to top