ClockThứ Ba, 06/08/2024 06:35

Ngăn chặn lây nhiễm, không để xảy ra dịch trên địa bàn

TTH - Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin, đến ngày 2/8, các loại dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, dịch cúm gia cầm (DCGC) A/H5N1 đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đã có một trường hợp tử vong do nhiễm dịch cúm A/H9N2. Trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều nguy cơ tái bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Giải pháp mới ngăn chặn lây nhiễm HIV trong nhóm MSMNgăn chặn lây nhiễm HIV trong giới trẻQuân y giúp A Lưới tầm soát dịch

 Tiêm vắc-xin cho gia cầm

Ông Nguyễn Thuận cũng như các chủ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên vùng rú cát Quảng Điền đang tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ phòng ngừa dịch bệnh. Hầu hết các chủ trang trại, gia trại ở Quảng Điền và toàn tỉnh nói chung đều không chủ quan, lơ là trước nguy cơ dịch bệnh có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào. Bởi nếu để xảy ra dịch bệnh thì chính các trang trại, gia trại sẽ bị thiệt hại lớn.

Theo ông Thuận, trong khi các chủ trang trại chăn nuôi quy mô lớn tích cực, chủ động các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc-xin, tiêu độc khử trùng, chế độ cho ăn uống hợp lý… thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo quy định. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chủ quan, lơ là, nếu để xảy ra dịch bệnh có nguy cơ lây lan sang các trang trại, gây thiệt hại đáng tiếc.

Ông Nguyễn Văn Hưng nhận định, dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới tại nhiều tỉnh, thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, sức khỏe người dân và môi trường, nguy cơ lây lan vào địa bàn tỉnh rất cao. Nhiều nguyên nhân dịch bệnh lây nhiễm, lây lan có thể kể đến như chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Việc buôn bán, vận chuyển lợn, giết mổ lợn hằng ngày diễn ra thiếu sự kiểm soát, trong khi thời tiết diễn biến phức tạp, đang giai đoạn chuyển mùa, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

Cuối tháng 7 mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai khẩn cấp, đồng bộ, tích cực các biện pháp để kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y đang đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Các lực lượng thú y thường xuyên nắm chắc thông tin dịch bệnh từ các tỉnh để cảnh báo nguy cơ trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ chăn nuôi, thú y về tận cơ sở, hộ chăn nuôi hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, tuần hoàn, hữu cơ, phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Đồng thời, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kết hợp chăn nuôi công nghiệp khép kín, áp dụng công nghệ cao tại các trang trại, doanh nghiệp.

Các địa phương huy động các nguồn lực tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch (nếu có), tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Các cấp, ban ngành chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Toàn lực lượng thú y tại cơ sở, huy động người dân thực hiện tiêm vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn cổ điển, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc-xin. Đặc biệt là vắc-xin dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Ngành chăn nuôi, thú y phối hợp với lực lượng liên ngành tại các chốt kiểm dịch, cơ sở giết mổ nắm thông tin dịch bệnh từ các tỉnh (đặc biệt là các tỉnh có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày). Các hồ sơ, thủ tục vận chuyển lợn được kiểm tra, giám sát kỹ để xác định nguồn gốc, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, hộ chăn nuôi nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nhanh, không để lây lan thành dịch. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho các trang trại gia trại, những nơi có nguy cơ cao bằng vôi bột, hóa chất để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có khả năng lây lan từ xa, từ sớm.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc” làm vợi nỗi đau

Bệnh nhân trên địa bàn huyện Phú Vang và cả những địa phương khác tin tưởng đến với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Vang. Ở đây không chỉ có các thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, mà còn luôn có loại “thuốc” kỳ diệu làm vợi đi những nỗi đau, đó là tình thương và nụ cười.

“Liều thuốc” làm vợi nỗi đau
Ngăn chặn ma túy trong vùng giáo dân

Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, việc xây dựng mô hình “Phòng chống ma túy trong vùng giáo dân” được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội (TNXH), giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn ma túy trong vùng giáo dân
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi
Return to top