ClockThứ Năm, 02/08/2018 08:04

Ngân hàng đẩy mạnh phát triển dịch vụ để tăng trưởng bền vững

6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục khởi sắc, trong đó có sự đóng góp đáng kể của tăng trưởng từ thu nhập dịch vụ.

Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2018Ngân hàng thời 4.0: Thay đổi từ diện mạo đến ý thứcNgân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, tỷ giá USD/VND sụt giảm

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc, thu nhập từ tín dụng tăng trưởng tốt. Cùng với đó, các hoạt động ngoài lãi cũng đạt được kết quả lạc quan, góp phần gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập của các nhà băng. Điển hình là hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều ngân hàng.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ để tăng trưởng bền vững, hướng đi mới của ngành ngân hàng hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)

Vietcombank hiện là ngân hàng có lãi từ dịch vụ cao nhất, đạt 1.732 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng tương đương với 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ đạt 3.278 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. 

Một số ngân hàng khác là Sacombank, MBBank, ACB, VIB, TPBank và LienVietPostBank có tốc độ tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ khá cao, trên 30%. Cụ thể, VIB tăng gần gấp đôi đạt 315 tỷ, TPBank tăng gấp 3 lần đạt 244 tỷ, LienVietPostBank tăng 145% đạt gần 42 tỷ đồng. Tổng lãi từ dịch vụ của 11 ngân hàng đã công bố tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017.

Việc nhiều ngân hàng có lãi từ dịch vụ tăng mạnh dù không phát sinh những khoản thu đột biến cho thấy, lợi nhuận ngành ngân hàng đang có sự tăng trưởng ấn tượng, không chỉ về lượng mà còn về chất.

Theo TS. Trần Du Lịch, nếu ngân hàng thương mại tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ thay vì duy trì tăng trưởng bằng lãi suất tiền gửi cho vay thì đây là xu hướng tốt. Bởi lâu nay phần lớn doanh thu ngân hàng thương mại phụ thuộc vào lợi nhuận và kiếm lời từ lãi suất huy động và cho vay. Đến nay xu hướng này đã thay đổi, các ngân hàng thương mại chú trọng nhiều hơn đến phát triển hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa các loại dịch vụ về tài chính ngân hàng để tạo nguồn thu ổn định, bền vững, đây là hướng đi đúng.

TS. Trần Du Lịch phân tích, hiện nay các ngân hàng thương mại hướng nhiều đến thị trường tiền tệ với vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn dựa vào hoạt động chứng khoán, bảo hiểm hay các nguồn khác. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường vốn phát triển hạn chế, nếu ngân hàng thương mại phát triển phụ thuộc nhiều vào cho vay, ăn chênh lệch lãi suất thì sẽ không bền vững.

Nếu các ngân hàng thương mại đảm đương cả chức năng thu hút vốn trung hạn, dài hạn tức “thâu tóm” cả thị trường tiền tệ, thị trường vốn thì sẽ tạo ra rủi ro lớn. Bởi xu hướng chung hiện nay là giảm dần phụ thuộc, giống như trước đây các ngân hàng thương mại mua nhiều Trái phiếu Chính phủ nhưng nay tỷ lệ đã giảm đi nhiều, chỉ còn trên 50%.

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù cơ cấu nguồn thu đang dần dịch chuyển, nhưng lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc vào tín dụng, nhất là với các ngân hàng quy mô nhỏ.

“Muốn phân tán rủi ro từ hoạt động cho vay, giảm dần phụ thuộc vào tín dụng, các ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển dịch vụ để tăng trưởng bền vững, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa mảng bán lẻ, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ”, TS. Trần Du Lịch cho hay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TIN MỚI

Return to top