Thế giới

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

ClockThứ Tư, 13/11/2024 15:47
TTH.VN - Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Peru siết chặt an ninh tại thủ đô trước thềm hội nghị APECCùng nhau xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương thông qua phát triển chất lượng caoAPEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượngAPEC nhóm họp giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách trong khu vựcTriển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Các phiên họp của quan chức cấp cao ngày 11-12/11 sẽ được tiếp nối bằng Hội nghị Bộ trưởng APEC vào ngày 14/11, nơi các cuộc thảo luận và kết quả sẽ tạo thành nền tảng cho Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra vào ngày 15-16/11. Ảnh minh họa: doanh nghiepkinhtexanh.vn 

Cam kết tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững

Phát biểu khi chào đón các quan chức cấp cao từ 21 nền kinh tế APEC đến Lima (Peru) tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2024, Đại sứ Carlos Vasquez khẳng định: “Chúng ta đều thừa nhận rằng sự đồng thuận là công cụ quan trọng nhất của APEC và là minh chứng cho trách nhiệm chung của khu vực. Đây là điều giúp diễn đàn này phục vụ nền kinh tế của khu vực một cách hiệu quả, giải quyết cả các ưu tiên hiện tại và các mục tiêu được hình dung khi thành lập APEC vào 35 năm trước”.

Đại sứ Carlos Vasquez nói thêm: “Hôm nay, chúng ta nhận thấy Tầm nhìn APEC Putrajaja 2040 và Kế hoạch hành động Aotearoa đang hướng khu vực đến một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương năng động và toàn diện”.

Được biết, các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tăng trưởng bền vững vẫn là trọng tâm trong chương trình nghị sự của APEC. Để hỗ trợ phát triển kinh tế phục hồi, các thành viên đã xem xét các kết quả, thúc đẩy giải pháp năng lượng Carbon thấp và củng cố hòa nhập tài chính.

Với các cuộc thảo luận sẽ kết thúc bằng một tuyên bố hợp tác, các thành viên tái khẳng định cam kết của mình đối với một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mạnh mẽ và kết nối.

“Trong giai đoạn nước rút của APEC Peru 2024 và khi chúng ta tiến đến những ngày căng thẳng nhất của chương trình nghị sự năm nay, tôi hi vọng các cuộc thảo luận trong tuần lễ cấp cao này sẽ tiếp tục được diễn ra trên tinh thần xây dựng và hướng đến mục đích chung. Chúng ta hãy tái khẳng định cam kết của mình đối với diễn đàn này, diễn đàn không chỉ trao quyền và thúc đẩy phát triển toàn diện mà còn giúp xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mạnh mẽ hơn, kết nối hơn cho các thế hệ tương lai”.

Theo lịch trình sự kiện, các phiên họp của quan chức cấp cao ngày 11-12/11 sẽ được tiếp nối bằng Hội nghị Bộ trưởng APEC vào ngày 14/11, nơi các cuộc thảo luận và kết quả sẽ tạo thành nền tảng cho Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra vào ngày 15-16/11.

Cải cách cốt lõi và tăng cường hợp tác

Trong một diễn biến có liên quan, quan chức thuộc Đơn vị hỗ trợ chính sách APEC mới đây cho biết, khu vực APEC đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi các điều kiện toàn cầu thay đổi. Từ tăng trưởng ở mức trung bình và dân số già hóa đến tính cấp thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể nói rằng, hiện APEC đang phải đối mặt với một cột mốc quan trọng đòi hỏi cải cách chiến lược để xây dựng khả năng phục hồi lâu dài.

Theo Phân tích xu hướng khu vực APEC mới nhất, các yếu tố kinh tế và địa chính trị đang làm chậm tốc độ tăng trưởng trong khu vực. Theo sau tăng trưởng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của khu vực dự kiến sẽ giảm từ 3,5% vào năm 2024 xuống còn 3,1% vào năm 2025, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 2,7% trong kế hoạch trung hạn.

Các rủi ro bao gồm nợ tăng, bất ổn gia tăng và căng thẳng địa chính trị đặt ra ra thêm nhiều hạn chế đối với tiềm năng kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, các công nghệ tiên tiến làm giảm lạm phát kích thích tiêu dùng cao hơn và cải cách cơ cấu cốt lõi đã mở ra con đường tăng cường năng suất và đảm bảo ổn định kinh tế trong khu vực.

Được biết, thương mại đã có dấu hiệu phục hồi, được hỗ trợ bởi lạm phát và lãi suất thấp hơn. Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa phục hồi với mức tăng trưởng khiêm tốn ở mức 3,1% giá trị và 3% khối lượng. Nhập khẩu cũng ghi nhận xu hướng tương tự.

Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ lại gây ra rủi ro cho tăng trưởng. Tính đến tháng 10/2024, các biện pháp hạn chế thương mại trong khu vực đã đạt mốc 345, đồng thời có đến 944 biện pháp khắc phục thương mại.

“Chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm cả việc tăng các dòng thuế quan, đe dọa tăng trưởng thương mại và gây tổn hại đến quan hệ kinh tế giữa các thành viên APEC. Một cam kết mới về hợp tác trong các vấn đề thương mại là rất quan trọng để duy trì động lực tích cực của APEC trước những thách thức toàn cầu đang phát triển”, nhà phân tích của PSU Rhea C. Hernando, đồng thời cũng là tác giả của bài báo cáo giải thích.

Theo báo cáo, những tiến bộ công nghệ mang đến cơ hội về năng suất nhưng cũng đòi hỏi phải tăng đầu tư vào năng lượng bền vững.

Cũng là tác giả của báo cáo, nhà nghiên cứu của PSU Glacer Niño A. Vasquez cho rằng đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và chuyển đổi sang các hoạt động toàn diện và bền vững là rất quan trọng đối với khả năng phục hồi lâu dài của APEC. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng do các công nghệ mới tạo ra đặt ra thách thức về tính bền vững, đòi hỏi phải đầu tư vào năng lượng tái tạo và các chính sách xanh”.

Đối diện với nhiều thách thức khác như tình trạng già hóa dân số, suy giảm lực lượng lao động… Để khắc phục, các nền kinh tế thành viên APEC phải thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa cân bằng, cùng với việc thực hiện các cải cách cơ cấu cốt lõi. Những nỗ lực hợp tác trên khắp khu vực APEC sẽ hỗ trợ một tương lai kinh tế kiên cường, bền vững và toàn diện.

Đan Lê (Lược dịch từ apec.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro: Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 - 7/12, phóng viên TTXVN tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn nghị sĩ Nhật Bản Aoyagi Yoichiro về hợp tác giữa Quốc hội hai nước, những đóng góp vào sự phát triển quan hệ song phương, cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Return to top