ClockThứ Hai, 23/05/2022 12:05

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ ngân sách TW

Theo Nghị quyết, phân bổ 34.049 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình giảm nghèo bền vững...

Cấp bách, khẩn trương để giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Nam ĐôngChất lượng giảm nghèo bền vững, giảm nghèo đa chiều là quan trọngGiúp nông dân làm giàuThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ngày 22/5, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Về phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết phân bổ 92.057,861 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia như sau: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 47.057,861 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 18.000 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 27.000 tỷ đồng.

Đối với 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương chưa đủ điều kiện phân bổ, Chính phủ khẩn trương rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, phương án phân bổ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Về phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2022, Nghị quyết phân bổ 34.049 tỷ đồng ngân sách trung ương (bao gồm 24.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 10.049 tỷ đồng vốn sự nghiệp) cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương như sau: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 14.429 tỷ đồng (bao gồm 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 5.429 tỷ đồng vốn sự nghiệp); Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 8.620 tỷ đồng (bao gồm 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 2.620 tỷ đồng vốn sự nghiệp); Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 11.000 tỷ đồng (bao gồm: 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 2.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp).

Cũng theo Nghị quyết, về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách trung ương năm 2022 cho từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/6/2022.

Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy định pháp luật có liên quan trước ngày 1 tháng 7 năm 2022; khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Chính phủ khẩn trương báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ trước ngày 1/9/2022.

Cũng theo Nghị quyết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và Kiểm toán Nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

TIN MỚI

Return to top