ClockThứ Ba, 28/04/2020 19:04

“Nhiều mũi giáp công” để dẹp vấn nạn bèo tây

TTH.VN - Sau đợt mưa lạnh vừa rồi, những ngày gần đây hiện tượng bèo lục bình (bèo tây) xuất hiện nhiều trên các con sông ở Huế. Tại sông An Cựu ngày 28/4, một lượng lớn bèo khá lớn trôi trải dài đến mấy cây số từ phía hạ lưu ngược ra phía sông Hương. Rất hoan nghênh là Công ty CP Môi trường & Công trình đô thị đã tổ chức chắn giữ ở đầu nguồn chờ lực lượng trục vớt, không cho bèo trôi ra sông Hương.

Bèo tây còn nhiều trên các sông của TP Huế“Vệ sĩ” sông Hương

Bèo tây cứ luẩn quẩn trong sông rạch, ao hồ 

Bèo lục bình là một vấn nạn cho các diện tích mặt nước của Huế, nó làm cản trở dòng chảy, gây tù đọng, ô nhiễm các con sông, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Tỉnh, thành phố Huế và các địa phương những năm gần đây đã bố trí kinh phí, tổ chức ra quân để vớt dọn. Có những thời điểm ra quân khá rầm rộ, chỉ trong vài ngày đã vớt bỏ hàng chục ngàn m2 bèo tây, trả lại sự thông thoáng cho dòng chảy. Tuy nhiên, việc làm này có lẽ không được duy trì thường xuyên, trong vài năm vừa rồi Huế lại không có lũ, bèo không bị cuốn ra biển cứ luẩn quẩn trong sông rạch, ao hồ, lại là giống sinh trưởng nhanh, nên bèo tây vẫn đang là vấn nạn.

Được biết, hiện Công ty CP Môi trường & Công trình đô thị đang huy động lực lượng, thuê thêm phương tiện để trục vớt. Tuy nhiên, đây chỉ như công việc đầu ngọn, chỉ có tính cố gắng để giữ cho những con sông trên địa bàn thành phố không bị bèo tấn chiếm, gây tổn hại cảnh quan môi trường. Còn căn cơ, nhất thiết cần phải làm đồng bộ, tổng lực từ tất cả các địa phương, kể cả Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đơn vị đang quản lý một diện tích không nhỏ mặt nước sông, hồ ở khu vực di tích.

Việc nghiên cứu, vận động cộng đồng sử dụng bèo tây cũng là một việc nên làm. Được biết, bên cạnh làm phân xanh; bèo tây còn được sử dụng làm vật liệu kê lót chống giập, giữ tươi cho trái cây khi xuất đi tiêu thụ; làm đồ thủ công mỹ nghệ; làm thức ăn cho gia súc gia cầm; làm thức ăn cho người (ở miền Tây Nam Bộ và một số địa phương miền bắc, người ta dùng bèo tây như một loại rau trong các món lẫu; ở Nhật Bản, báo chí từng đăng tin bèo tây vào siêu thị với tư cách rau sạch và được bán với giá không hề rẻ…); thậm chí bèo tây còn có dược tính và được dùng làm thuốc… Công dụng nhiều nhưng cũng rất nhiều người, nhiều địa phương lại không biết nên không chú ý dùng, vậy là bèo cứ vẫn… rẻ như bèo, vẫn tiếp tục gây phiền nhiễu, hao tốn cho nhiều địa phương.

Vừa dọn dẹp đồng bộ, kiên trì, vừa nghiên cứu, quảng bá và khuyến khích sử dụng, phải “nhiều mũi giáp công” như thế vấn nạn bèo tây may ra mới căn cơ dẹp được.

Bài, ảnh, clip: Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Túi vải bố Trí Việt - Sự lựa chọn xanh cho môi trường

Túi vải bố Trí Việt là giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường đang được nhiều cá nhân và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Sử dụng túi vải cũng là hành động thiết thực để góp phần phát triển kinh doanh bền vững trong xu hướng “xanh hóa” trong sản xuất và tiêu dùng.

Túi vải bố Trí Việt - Sự lựa chọn xanh cho môi trường
“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

Hệ thống camera là một trong những điểm nhấn về phát triển dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Với 650 camera an ninh được lắp đặt trên toàn tỉnh phát huy tác dụng rõ rệt, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, bão lụt.

“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”
Return to top