ClockThứ Hai, 22/10/2018 14:30

Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP

Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nợ công Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hộiNợ công cao, áp lực trả nợ tăng mạnh

Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10) về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu bật nhiều kết quả quan trọng, trong đó GDP tăng cao, ước vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, nợ công giảm mạnh, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Nợ công của Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 3% dự toán; cơ cấu thu bền vững hơn; tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm; thu nội địa tăng, chiếm gần 82% tổng thu cân đối NSNN. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 26,8%, cao hơn giai đoạn trước (23,6%) và kế hoạch 2016 - 2020 (25 - 26%).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Mặc dù hàng năm vẫn bảo đảm nguồn tăng lương cơ sở 7% nhưng tỷ trọng chi thường xuyên vẫn giảm còn 63,3%, thấp hơn đầu nhiệm kỳ (năm 2015 là 67,7%) và kế hoạch 2016 - 2020 (dưới 64%). Bội chi NSNN ước khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra (3,7%), dự kiến đến năm 2020 còn 3,4% (mục tiêu đề ra là dưới 4%). Nợ công khoảng 61,4% GDP, giảm mạnh so với mức 63,7% năm 2016.

Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm 2016-2018;  Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn kiểm soát...

Trong khuôn khổ cho phép của trần nợ công, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị cân đối tổng thể các nguồn lực để rà soát, xây dựng các danh mục dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao nhằm tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần khắc phục triệt để tình trạng đầu tư nguồn vốn NSNN không đạt tiến độ. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia, tạo chuyển biến rõ nét trong giải ngân vốn đầu tư công...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính, song để bảo vệ quyền lợi của độc giả, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị nghiên cứu điều chỉnh theo hướng quy định cụ thể về tỷ lệ diện tích, vị trí quảng cáo đối với từng loại hình ấn phẩm báo, tạp chí khác nhau.

Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 8 dự án luật

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Điện lực (sửa đổi).

Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 8 dự án luật
Return to top