ClockThứ Ba, 01/10/2019 05:45

A Lưới không nợ đọng xây dựng nông thôn mới

TTH - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… là lộ trình và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn 2020 – 2025 của huyện A Lưới.

Nông thôn mới, cuộc sống mớiCác dân tộc thiểu số A Lưới đoàn kết, phát huy nội lựcBộ CHQS tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện A Lưới

Chuối già lùn A Lưới vào siêu thị

Huy động sức dân

Từ xuất phát điểm rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, sau 10 năm thực hiện chương trình NTM, A Lưới đã có 4 xã đạt chuẩn NTM (Hương Phong, Phú Vinh, Sơn Thủy và A Ngo), đạt tỷ lệ 20%.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương đã huy động được nguồn lực trong dân và xã hội hóa, nhất là làm đường giao thông nông thôn, xây dựng công trình dân sinh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh…

Là xã thứ 4 của huyện miền núi A Lưới “cán đích” NTM với chất lượng các tiêu chí đạt cao, A Ngo đã có chủ trương ngay từ khi bắt tay xây dựng chương trình này là lấy chất lượng đời sống người dân làm thước đo. Quá trình thực hiện, tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân được địa phương lồng ghép với các dự án, chương trình đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Chủ tịch UBND xã A Ngo, ông Nguyễn Đức cho hay, địa phương không chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước mà tăng cường huy động từ sức dân, ưu tiên lựa chọn đầu tư các công trình phúc lợi, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, nhất là tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở A Ngo tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ chiếm hơn 40%. Địa phương cũng đã thu hút được 8 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn gồm các lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Các địa phương đã phát huy vai trò chủ thể của người dân thông qua cuộc vận động hưởng ứng ngày NTM và đề án Ngày Chủ nhật xanh với nhiều việc làm thiết thực, được Ban chỉ đạo Chương trình NTM của tỉnh đánh giá cao và xem đây là mô hình cần nhân rộng. Toàn huyện đã huy động người dân hiếntrên 615.900m2 đất và tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi trong giai đoạn 2011-2019.

Ông Quỳnh Rêh, ở thôn 4, xã Bắc Sơn – hộ đã hiến 10.100m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi – chia sẻ: "Từ việc tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi nhận thức được hoàn thiện các tiêu chí về NTM chính là đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Vì vậy, chúng tôi đã tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công để cùng chung tay thực hiện các tiêu chí đạt chất lượng cao hơn".

Kết quả năm 2019 so với năm 2011 cho thấy, tổng số tiêu chí NTM của A Lưới tăng lên 144 tiêu chí, bình quân tăng 5,67 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 19,86triệu đồng, tăng 2,26 triệu đồng/người/năm so với năm 2015. Tổng nguồn lực đầu tư trong 10 năm (2011 - 2019)  là 1.270,3 tỷ đồng, trong đó vốn người dân và cộng đồng đóng góp 310,3 tỷ đồng.

Giữ vững, nâng cao các tiêu chí

Tính đến nay, A Lưới không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình xây dựng NTM. Toàn huyện đã cứng hoá 55,7km đường liên thôn, 18km đường liên xã; 19,6 km đường nội đồng, đường vào các khu sản xuất; 34,42 km/14 tuyến đường huyện và 177,33km/266 tuyến đường xã. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa 229,44/243,6 km, đạt 94,2%.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, phấn đấu đạt các tiêu chí đã khó, nhưng giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí còn khó hơn nhiều. Địa phương sẽ tranh thủ các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự đóng góp nhân lực, vật lực của Nhân dân, đơn vị doanh nghiệp để thực hiện các tiêu chí NTM với chất lượng cao hơn.

Trong đó, huyện chú trọng phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng gia trại, trang trại, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển nền nông nghệp hàng hóa có chất lượng gắn với công nghiệp chế biến. Đây là một nội dung cốt lõi để trong giai đoạn mới, các xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chất lượng các tiêu chí sẽ cao hơn.

Theo đại diện Ban điều phối NTM của tỉnh, từ khi phát động xây dựng NTM đến nay, nhiều xã đã chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Người dân đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, gắn với phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Chương trình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được triển khai gồm 7 hạng mục/18 xã, với tổng kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng. Trong đó, các nguồn huy động trong dân đạt gần 1,3 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, lộ trình và giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phong trào xây dựng NTM phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực hơn trong giai đoạn tiếp theo đó là, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm mục đích nâng cao đời sống cho người dân.Huyện tiếp tục ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội; gắn xây dựng NTM với phát triển đô thị văn minh.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cảm hứng sống xanh từ A Lưới

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” tại huyện A Lưới đã tạo ra những thay đổi lớn, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và mang lại diện mạo mới cho các thôn, bản vùng cao.

Cảm hứng sống xanh từ A Lưới
Return to top