ClockThứ Bảy, 31/08/2019 06:23

Nông thôn mới, cuộc sống mới

TTH - Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Nam Đông vinh dự được Chính phủ tặng cờ thi đua và 5 xã điển hình: Phong Hải (Phong Điền), Hương Giang, Hương Hoà (Nam Đông), Phú Thượng (Phú Vang) và Nhâm (A Lưới) được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Những con đường bê tông sạch, đẹpPhú Vang hướng đến kinh tế biển, đô thị biểnXây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh đến nay đạt 31,5 triệu đồng/năm, cao gấp 2,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 7,2%, giảm hơn 50% so với năm 2010.

Hệ thống giao thông ở Quảng Phước (Quảng Điền) được đầu tư khang trang

“Áo mới”

Theo ông Phan Thắng ở xã Hương Lộc (Nam Đông), những năm gần đây, đời sống ở nông thôn đổi thay nhanh chóng. 

Trong ký ức của ông Thắng, 10 năm về trước, ở nông thôn nước sạch chưa có, nhiều nhà chưa có điện thắp sáng, đường sá đi lại nhỏ hẹp, đường đất, cấp phối. Một số tuyến đường thấp trũng, băng qua sông, qua suối chưa có cầu cống nên thường chia cắt giữa các thôn, khu dân cư vào mùa mưa lũ.

Các thiết chế văn hóa còn nghèo nàn, lạc hậu là nỗi trăn trở đối với người dân trong sinh hoạt, vui chơi, giải trí. Trung tâm thể thao chưa có, người dân hầu như không màn đến chuyện thể dục, rèn luyện sức khỏe. Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản, thậm chí trung tâm văn hóa xã xập xệ, cũ kỹ. Sân chơi thể thao, cầu lông, đá bóng cho thanh niên, trẻ em chỉ là những đám ruộng sau mùa thu hoạch…

Phó Chánh Văn phòng CTMTQGXDNTM tỉnh Phạm Quyền đánh giá, sau 10 năm triển khai thực hiện CTMTQGXDNTM, diện mạo nông thôn từ đồng bằng đến miền núi đều khoác lên mình “chiếc áo mới” khang trang. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được thảm nhựa, đường làng, ngõ xóm được bê tông sạch đẹp. Hai bên đường trồng thêm cây xanh, trồng hoa tạo mỹ quan cho những tuyến đường, khu dân cư.

Không chỉ các hộ có điều kiện mà cả hộ nghèo, neo đơn và tàn tật cũng đều có điện thắp sáng, nước sạch sinh hoạt. Các hộ nghèo, hộ chính sách không có điều kiện “xóa” nhà tạm được chương trình NTM hỗ trợ một phần kinh phí, các địa phương huy động thêm sức dân để xây nhà kiên cố, an toàn trong mùa bão, lũ, ổn định cuộc sống.

Nhà văn hóa cộng đồng thôn, trung tâm văn hóa xã dần dần “mọc lên” ở hầu khắp các xã, thôn, bản làng không chỉ đáp ứng nhu cầu các cuộc họp dân cư, lễ hội, thể dục thể thao mà còn góp phần “tô đẹp” cho diện mạo NTM. Các xã, thôn quy hoạch đất đai, người dân đóng góp kinh phí xây dựng sân bóng, sân chơi thể dục thể thao cho các tầng lớp Nhân dân.

Đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hệ thống trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông tại các địa phương được đầu tư xây mới, nâng cấp hoàn thiện với đầy đủ các phòng chức năng, phòng học, các trang thiết bị, công nghệ dạy học khá hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, đỗ vào THPT, THCS, đại học, cao đẳng tăng lên hàng năm.

Thu hoạch lúa vụ hè thu 2019 tại Phong Điền

 

Đời sống nâng cao

Theo Văn phòng CTMTQGXDNTM tỉnh, gần 10 năm qua, toàn tỉnh huy động 11.100 tỷ đồng đầu tư xây dựng gần 450 công trình hạ tầng, hỗ trợ 641 mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân. Một số chỉ tiêu liên quan đến dân sinh đều tăng đáng kể, như tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98,82%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 80%, nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn đạt 65%...

Gắn bó nơi vùng thấp trũng, đầm phá Tam Giang từ 50 năm nay, ông Trần Văn Quyết (70 tuổi) ở xã Quảng An (Quảng Điền) cũng như người dân mới cảm nhận được đời sống vật chất và tinh thần có sự đổi thay, nâng lên đáng kể.

Ông Quyết cho rằng, từ những ngày đầu triển khai CTMTQGXDNTM cũng là lúc các ban ngành, chính quyền địa phương bắt đầu phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân.

Cánh đồng mẫu lúa, hoa màu được triển khai đồng bộ tại các địa phương được đánh giá là hướng đi mới phù hợp trong điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy tiến trình XDNTM. Cánh đồng mẫu lúa với các giống chất lượng được đưa vào gieo cấy không chỉ đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn được các hợp tác xã, công ty bao tiêu sản phẩm ổn định.

Theo Sở NN&PTNT, tuy chỉ mới bước đầu triển khai tại một số địa phương như Phú Thượng (Phú Vang), Thủy Biểu (TP. Huế)… nhưng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã mang lại hiệu quả, cho thấy hướng đi phù hợp mở ra hướng làm giàu cho người dân. Các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại tổng hợp từ vùng đồng bằng đến miền núi đều mang lại hiệu quả.

Mới đây, hàng loạt hợp tác xã lâm nghiệp bền vững được thành lập tại các địa phương với vai trò làm “bà đỡ” cho người trồng rừng theo mô hình “chuỗi giá trị”, chứng chỉ FSC. Các hợp tác xã cung ứng các dịch vụ đầu vào, đầu ra và làm cầu nối, hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ trồng rừng.

Các mô hình nuôi thủy sản xen ghép với các đối tượng tôm, cua, cá… được thí điểm thành công, từng bước nhân rộng tại nhiều địa phương vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Các mô hình không chỉ mang lại hiệu quả mà còn hạn chế tối đa rủi ro, dịch bệnh và mang tính ổn định, bền vững rất cao.

Hơn 500 ha nuôi tôm trên cát chính là cơ hội đổi đời cho người dân vùng ven biển Ngũ Điền (Phong Điền) và một số địa phương. Hàng trăm chiếc tàu đánh bắt xa bờ được ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán công suất lớn với ngư lưới cụ đa dạng, hiện đại đáp ứng nhu cầu vươn khơi đánh bắt mang lại hiêu quả kinh tế cao.

Đến nay, số tiêu chí NTM bình quân toàn tỉnh đạt 16,2 tiêu chí/xã (cao hơn 1 tiêu chí so với bình quân chung cả nước); đã có 44/104 xã đạt 19/19 tiêu chí (đạt 42%); 27 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 32 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 1 xã đạt 9 tiêu chí.

Phấn đấu đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 54 xã đạt chuẩn (52%) làm tiền đề đạt mục tiêu 59% số xã đạt chuẩn cuối năm 2020. Đến cuối năm 2019, TX. Hương Thủy đạt chuẩn NTM; đến cuối năm 2020, huyện Quảng Điền trở thành huyện NTM.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới

Cùng với các nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã và đang là nguồn lực quan trọng, góp phần giúp xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng xã NTM.

Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới
Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới

Năm 2024, Hương Trà đã tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm như: Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm thị xã, chỉnh trang tuyến QL1A (Hương Văn - Hương Chữ), đường ven sông Bồ, chợ đầu mối Bình Điền, các tuyến đường nối với QL1A, xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia…

Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới
Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 22/11, UBND huyện Phú Lộc tổ chức công bố quyết định và đón bằng công nhận xã Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Trân, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Return to top