ClockThứ Tư, 16/02/2022 05:57

Bà đỡ cho cơ sở công nghiệp nông thôn

TTH - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), nhiều năm qua, nguồn vốn khuyến công (KC) địa phương đã hỗ trợ các đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm mới, nâng cao giá trị thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh.

Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thônLồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thônTạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Máy chiên chân không do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 1 phần kinh phí đã giúp cho HTX  Sản xuất nấm - ổi Hồng Lý tạo ra sản phẩm sấy khô phục vụ thị trường

Hình thành từ năm 2019, HTX Sản xuất nấm - ổi hữu cơ Hồng Lý ở xã Hồng Quảng (A Lưới) chuyên sản xuất các loại nấm và cung cấp trái cây tươi cho các đại lý, khách hàng trong tỉnh. Từ nhu cầu thực phẩm sạch của bà con địa phương, bà Đặng Thị Hồng, Giám đốc HTX đã lựa chọn khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm hữu cơ, nấm sạch để cung cấp cho thị trường, như nấm xò xám, nấm rơm, nấm meo và các loại trái cây như ổi, mít, chuối...

Khi mô hình trồng các loại nấm cũng như diện tích trồng được nhân rộng, nhu cầu thị trường tăng cao, HTX đã huy động 15 hộ dân trên địa bàn huyện tham gia sản xuất và kinh doanh nấm hữu cơ, cung cấp phôi nấm, đồng thời phát triển thêm các loại nấm và trái cây, rau củ quả sấy khô đáp ứng nhu cầu thị trường.

Do kinh phí đầu tư trang thiết bị để sản xuất sản phẩm mới khá cao nên giữa năm 2021, HTX lập đề án đề xuất vốn KC hỗ trợ kinh phí đầu tư máy chiên chân không để sấy nấm, trái cây, rau củ quả và được Sở Công thương phê duyệt đề án, hỗ trợ 109 triệu đồng trên tổng kinh phí trang bị máy là 242 triệu đồng.

Theo Giám đốc HTX, bà Đặng Thị Hồng, sau khi thụ hưởng vốn KC đầu tư máy chiên chân không để sấy sản phẩm, HTX phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng số lượng nên đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện, các sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong nước với số lượng từ 3- 5 tấn sản phẩm/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động. Sắp tới, HTX phát triển thêm nấm linh chi, nấm lim xanh nhằm tạo điều kiện cho chị em phụ nữ, sinh viên thất nghiệp và nhiều hộ gia đình khó khăn trên địa bàn huyện có việc làm ổn định, thu nhập khá.

Theo thống kê của Sở Công thương, năm 2021, nguồn kinh phí KC địa phương bố trí hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh. Các đề án KC đăng ký tập trung nhiều vào nội dung hỗ trợ đầu tư thiết bị, máy móc tiên tiến vào sản xuất. Qua khảo sát, hiện các cơ sở CNNT trên địa bàn chủ yếu là các ngành nghề truyền thống với quy mô nhỏ, hộ gia đình nên năng lực quản trị doanh nghiệp thấp, nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hạn chế; do đó, khi bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các cơ sở thiếu nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, thiếu vốn đối ứng để triển khai các đề án KC đã được phê duyệt.

Để phát huy hiệu quả các đề án KC, năm 2022, Sở Công thương ưu tiên bố trí vốn KC cho các đề án nhóm, đề án điểm và các đề án đầu tư có quy mô tương đối lớn, đồng thời tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp; làng nghề và các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các cơ sở CNNT, ngành nghề truyền thống.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, nhiều năm qua, nguồn vốn KC đã kịp thời động viên, khuyến khích các cơ sở CNNT trong đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh; đồng thời hỗ trợ cho hoạt động KC ngày càng đi vào chiều sâu. Trong đó, các địa phương tích cực phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn thực hiện, nghiệm thu, thanh quyết toán các đề án KC đã kịp thời phát hiện, hỗ trợ tích cực các cơ sở CNNT đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, góp phần nâng cao nhận thức và hỗ trợ các cơ sở trong việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
Tròn vai

Năng động, nhiệt tình, tận tâm, giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật là lợi thế giúp ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MSV làm tròn vai người “thủ lĩnh” công đoàn từ nhiều năm nay.

Tròn vai
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh
Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp

Chất lượng nước thải, đặc biệt là nước thải tại các nhà máy, cơ sở, sản xuất khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) là mối quan tâm của nhiều người. Nếu các yêu cầu từ đầu ra của nước thải không đạt quy chuẩn môi trường sẽ tác động đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân.

Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp

TIN MỚI

Return to top