ClockChủ Nhật, 14/08/2022 09:57

“Bà đỡ” xây dựng nông thôn mới ở Quảng Điền

TTH - Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thổi luồng gió mới làm thay đổi đời sống vật chất tinh thần của người dân, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện Quảng Điền đã có những đổi thay rõ rệt.

Tổng kết 20 năm hoạt động tín dụng chính sách

Nhờ có nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình mở hướng làm ăn vươn lên thoát nghèo

Giúp 10 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo

20 năm qua, nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS), nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền đã có điều kiện tổ chức lại sản xuất, đổi mới phương thức canh tác, mạnh dạn đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, xây dựng những mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo.

Gia đình chị Trương Thị Phương (xã Quảng Phước) là tấm gương điển hình vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn này. Trước đây gia đình chị rất khó khăn, phải đi làm thuê, làm mướn trang trải cuộc sống hàng ngày. Năm 2015, chị được vay vốn chính sách xã hội (CSXH) để xây chuồng trại nuôi lợn. Vài năm sau, khi đã có kha khá vốn, chị mua máy cày, máy gặt đập liên hợp phục vụ dịch vụ ngành nông nghiệp. Đến nay, gia đình chị đã có của ăn của để, vươn lên làm giàu chính đáng ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.

Nhờ có nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình mở hướng làm ăn vươn lên thoát nghèo

Cũng như chị Phương, ở Quảng Điền có nhiều mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu từ nguồn TDCS. Có thể kể đến hộ ông Trần Gia Hưng, bà Lê Thị Quyết với mô hình chăn nuôi bò (xã Quảng Lợi); bà Trần Thị Thuyên với mô hình chăn nuôi lợn (xã Quảng Thái); ông Trần Xuân Phi với mô hình mộc mỹ nghệ (xã Quảng An); bà Nguyễn Thị Hồng Loan với mô hình sản xuất mỳ sợi (xã Quảng Thành)…

Những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Điền đã cùng các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong 20 năm, Ngân hàng CSXH huyện đã chuyển tải trên 1.454 tỷ đồng cho hơn 78,9 ngàn khách hàng vay vốn. Trong đó, có hơn 24,4 nghìn lượt hộ nghèo, hơn 6,5 nghìn lượt hộ cận nghèo và hơn 8.000 lượt hộ mới thoát nghèo; giúp cho hơn 10 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo, cải thiện đời sống; thu hút, tạo việc làm cho hơn 5,4 nghìn lao động; hơn 4.000 học sinh, sinh viên được vay vốn để phục vụ học tập; hơn 11 nghìn công trình nước sạch và vệ môi trường; hỗ trợ xây dựng mới gần 500 căn nhà cho hộ nghèo.

Đến nay, Quảng Điền có tổng dư nợ TDCS đạt gần 377 tỷ đồng, với gần 9.500 khách hàng. Trong đó, nợ quá hạn 246 triệu đồng, chiếm tỷ lệ chỉ 0,065% so với dư nợ nhận ủy thác.

Phát huy chủ trương đúng

Nguồn vốn TDCS ở Quảng Điền đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện qua từng năm, đời sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo 23,5% thì đến năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8%. Đến nay, 10/10 xã đạt chuẩn NTM, huyện Quảng Điền được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM.

Ông Trần Quốc Thắng, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền khẳng định: Tín dụng CSXH mà nòng cốt là các hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn, phù hợp với thực tiễn, là trụ cột quan trọng trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là xây dựng được mối liên kết tốt giữa cơ quan chính quyền với các tổ chức đoàn thể và người dân; góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách, hạn chế tín dụng đen, tạo nguồn lực cho địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và và hướng tới xây dựng huyện NTM nâng cao.

Ông Lê Vinh, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quảng Điền cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tổ chức triển khai, thực hiện tốt các chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo giải ngân cho vay kịp thời, đúng đối tượng, phát huy tốt hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng NTM. Đồng thời, thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, quản lý nguồn vốn vay, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Qua đó, khẳng định vai trò là sứ mệnh của một ngân hàng chuyên biệt vì người nghèo và các đối tượng chính sách, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top