ClockThứ Hai, 30/10/2017 05:26

Bò giống giúp thoát nghèo

TTH - Sau 9 năm thực hiện, mô hình nuôi bò giống luân phiên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Hương Thủy không những giúp nhiều hộ nghèo ở xã Phú Sơn (Hương Thủy) từng bước thoát nghèo bền vững mà còn bảo toàn đồng vốn quay vòng, tiếp tục giúp đỡ các hộ nghèo khác…

"Bò giống thoát nghèo" của gia đình anh Quyết

Anh Bùi Quyết, một trong số hộ nghèo được hỗ trợ bò giống trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có công ăn việc làm, dù rất muốn nuôi bò nhưng gia đình lại không có vốn. Năm 2014, được mô hình hỗ trợ một con bò cái, cả gia đình tập trung chăm sóc cho bò, từ việc làm chuồng đến chăn dắt, cắt cỏ. Sau hơn 1 năm, chú bê đầu tiên ra đời. Đến nay, đàn bò của gia đình anh tăng lên 5 con. Nhờ có đàn bò “lận lưng”, anh mạnh dạn vay thêm tiền đầu tư vào ngành nghề khác như đúc bờ lô, trồng trọt… nhờ vậy cuộc sống khá hơn trước.

Là hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mất sức lao động do phải cắt bỏ một bên thận, lại đơn thân nuôi hai con, chị Nguyễn Thị Cẩm Tú không thể lao động nặng nên cái nghèo cứ mãi đeo bám. Khi xã triển khai mô hình nuôi bò giống luân phiên, nhận thấy đây là công việc phù hợp với sức lao động của bản thân, chị Na mạnh dạn đăng ký tham gia.

“Chăn nuôi bò không mấy nặng nhọc, buổi sáng chỉ cần thả bò ra đồi cỏ để chúng tự kiếm ăn, tối đến lại lùa vào chuồng, việc trông bò đã có mấy đứa nhỏ trong nhà lo. Tuy sức khỏe kém nhưng tôi vẫn có thể đảm đương công việc này”, chị Tú cho biết.

Ông Nguyễn Quang Manh, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phú Sơn cho biết, trước đây, xã đã có nhiều hình thức hỗ trợ các hộ nghèo nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Chẳng hạn chủ trương cho mỗi hộ nghèo vay 5 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng do thiếu định hướng nên nhiều hộ thua lỗ, không hoàn trả được vốn.

Năm 2008, được UBMTTQ Việt Nam thị xã Hương Thủy quan tâm hỗ trợ vốn, UBMTTQ Việt Nam xã đã thực hiện dự án đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, bảo toàn đồng vốn để quay vòng, giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn xã có điều kiện chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Đợt đầu tư đầu tiên với số tiền 28 triệu đồng, mua 7 con bò giống cấp cho 7 hộ nghèo. Sau thời gian 4 năm, những con bê đầu tiên sinh ra được dự án thu lại. Qua đợt đầu tiên, vốn của dự án nâng lên gần 37 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình có hiệu quả cao, UBMTQ Việt Nam xã tiếp tục đầu tư mua bò giống thêm 2 đợt để hỗ trợ cho người nghèo, nâng tổng số hộ được hỗ trợ lên 22 hộ. Tính đến nay, tổng số vốn của dự án đã lên đến gần 80 triệu đồng.

Ông Manh chia sẻ, để dự án hoạt động có hiệu quả, quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tượng để hỗ trợ bò giống. Hiện trên địa bàn xã có nhiều hộ có nguyện vọng được hỗ trợ nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện. UBMTTQ Việt Nam xã chủ trương tập trung hỗ trợ cho những hộ nghèo do thiếu công ăn việc làm, trong gia đình vẫn có người trong độ tuổi lao động để khi nhận bò giống mới có thể chăn nuôi có hiệu quả. Còn những hộ nghèo là người già, người tàn tật sẽ có chính sách hỗ trợ khác. Để giúp các hộ nuôi bò hiệu quả, UBMTTQ Việt Nam xã chủ động phối hợp với Hội Nông dân tạo điều kiện cho người dân tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi.

Ông Manh khẳng định, với lợi thế đặc thù của vùng bán sơn địa, nguồn thức ăn dồi dào, xã Phú Sơn hoàn toàn có thể phát triển chăn nuôi bò, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua thời gian đầu tư, nhìn chung các hộ đều phấn khởi vì số bò con sinh lợi đến nay đã có lãi. Đa số các hộ có tinh thần trách nhiệm, chăm sóc chu đáo nên bò phát triển tốt. Trong 7 hộ được cấp bò giống đầu tiên, có đến 6 hộ sinh lời khá cao, điều kiện kinh tế gia đình nay đã khá hơn rất nhiều.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa

Từ năm 2023 đến nay, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam đã tài trợ tổng cộng 9 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các địa điểm di sản và điểm du lịch, với kỳ vọng giảm rác thải nhựa từ hoạt động du lịch.

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa
Xóa nghèo ở An Hòa: Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc

Phường An Hòa (TP. Huế) có địa bàn rộng, dân cư đông với hơn 3.400 hộ, trong đó đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp, làm nghề thời vụ nên đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Song, nhờ triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nên năm 2024, phường đã “xóa” 6 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo toàn phường đến cuối tháng 10/2024 còn 15 hộ.

Xóa nghèo ở An Hòa Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Tiết kiệm để giúp hộ nghèo

Sau hơn 1 năm phát động, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) tiết kiệm ít nhất một ngày 1.000 đồng để giúp đỡ hộ nghèo” đã và đang lan tỏa ở các cơ quan, đơn vị tại huyện Phú Lộc.

Tiết kiệm để giúp hộ nghèo
Return to top