ClockThứ Hai, 29/07/2019 17:10

Cần đánh giá tiềm năng thế mạnh để xây dựng mỗi xã phường một sản phẩm

TTH.VN - Đó là lưu ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác trong buổi làm việc chiều 29/7 với UBND tỉnh về tình hình thực hiện nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn. Làm việc cùng đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

Phát triển nông nghiệp theo hướng đầu tư chuyên sâu cho các sản phẩm chủ lựcSơn Thọ “không” ni lông và có nước sạch

 

 Nông nghiệp hữu cơ là định hướng Thừa Thiên Huế trong xu hướng phát triển

Nhiều đề xuất

Báo cáo của UBND tỉnh, tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 16.491 tỷ đồng, tăng 6,87% so với cùng kỳ, chiếm 46,4% kế hoạch năm 2019; ở mức khá so với các tỉnh miền trung. Tổng thu ngân sách đạt 3.822 tỷ đồng bằng 53% trong cơ cấu kinh tế dự toán và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động của thời tiết, khí hậu, cháy rừng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi nhất là dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng nông sản vẫn diễn biến không mấy thuận lợi.

Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp xuống cấp hư hỏng nhiều. Ví như đập Thảo Long, công trình thủy lợi trọng điểm của Thừa Thiên Huế đưa vào khai thác từ năm 2006 với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt nguồn nước sông Hương, phối hợp với các hồ thượng nguồn sông Hương, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, môi trường sinh thái vùng hạ du sông Hương. Qua 12 năm vận hành khai thác, do chịu nhiều tác động của thời tiết, môi trường nhiễm mặn nên nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp. Để khắc phục sửa chữa cần nguồn kinh phí đầu tư 199,8 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Thủy Yên, Thủy Cam được Bộ NN &PTNN phê duyệt với tổng mức đầu tư 654 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Hiện hợp phần hồ Thủy Yên được đầu tư hoàn thành 12/2016 và bàn giao đưa vào sử dụng. Đề nghị Bộ xem xét tiếp tục đầu tư hợp phần hồ Thủy Cam với nguồn kinh phí dự kiến 500 tỷ, hỗ trợ khắc phục hư hỏng tại đập Thảo Long; hỗ trợ xử lý khẩn cấp các đoạn sạt lở bờ sông, bờ biển, ưu tiên những đoạn sạt lở nặng trên sông Hương, sông Bồ.

Công tác quy hoạch đang được tỉnh rất quan tâm. Hiện, UBND tỉnh đã lập quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã và đã lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, các chuyên gia trong lĩnh vực. Hiện UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch các phân khu chức năng. Đề nghị Bộ NN&PTNT ủng hộ phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc giá Bạch Mã theo các nội dung đang trình Thủ tướng Chính phủ. Riêng việc mở rộng khu bảo tồn loài Sao La đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét thống nhất chủ trương cho tỉnh mở rộng diện tích rừng đặc dụng để mở rộng khu bảo tồn Sao La. Việc thành lập mới rừng đặc dụng tại khu vực Bắc Hải Vân vừa góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái vừa thu hút nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn vùng cảnh quan quan trọng này. Đồng thời, sớm tiến hành thành lập khu bảo tồn biển Hải Vân – Sơn Chà để bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản khu vực.

UBND tỉnh cũng kiến nghị với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý ngành NN&PTNT, đầu tư hạ tầng nông nghiệp..

 Chọn được sản phẩm chủ lực tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP

Cần đánh giá lại tiềm năng để xây dựng OCOP

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tỉnh cần cần cụ thể hóa tất cả các kiến nghị để chuyển về các đơn vị trực thuộc Bộ, Cục, Vụ… xử lý nhằm có câu trả lời cho từng vấn đề cụ thể. Các kiến nghị liên quan đầu tư các công trình thủy lợi như đập Thảo Long sẽ sớm có thông báo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thừa Thiên Huế có đặc điểm về địa hình đa dạng và phong phú có cả ba vùng: đồng bằng, trung du - miền núi và biển, đầm phá; có bờ biển dài 128km. Tổng diện tích đất nông nghiệp gần 412 nghìn ha (chiếm 82% diện tích tự nhiên); trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 70 nghìn ha, diện tích rừng lớn gần 335 ngàn ha có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22 ngàn ha lớn nhất khu vực Đông Nam Á với hệ sinh thái đầm phá đa dạng, có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hơn 7,4 ngàn ha cùng với nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa biển, cửa sông giàu dinh dưỡng là nơi rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Vì vậy, Thừa Thiên Huế cần đánh giá lại tiềm năng thế mạnh địa phương lựa chọn ra những đối tượng chủ lực có đặc trưng bản sắc để xây dựng OCOP (chương trình mỗi xã phường một sản phẩm). Phấn đấu đến năm 2020, mỗi làng, xã phải có 1 sản phẩm được công nhận OCOP.  Ngoài ra, địa phương cần xây dựng đề án nhân lực phục vụ kinh tế nông thôn đáp ứng cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top