ClockThứ Sáu, 06/06/2014 05:20

Cánh đồng mẫu đang hướng tới “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn”

TTH - Mô hình cánh đồng mẫu (CĐM) lúa đã khẳng định hướng đi đúng, phù hợp điều kiện sản xuất nông hộ có ruộng đất nhỏ lẻ, hướng đến tổ chức liên kết theo cách “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn”.
Vụ Đông xuân 2013-2014, hộ Nguyễn Khoa Dinh ở thôn Lê Xá Trung, xã Phú Lương (huyện Phú Vang) cùng với nhiều xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 1 xây dựng CĐM lúa với tổng diện tích 46 ha, trong đó gia đình ông Dinh tham gia 2 ha. Ông Dinh cho biết, đáng mừng nhất là ngay sau khi gieo sạ cây lúa nảy mầm và phát triển rất nhanh, quá trình sinh trưởng ít xảy ra sâu bệnh. Lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu, công gieo và cả thu hoạch đều giảm hẳn đã hạn chế tối đa chi phí đầu tư. Tính toán của bà con nông dân, sản xuất theo CĐM có thể giảm chi phí đầu tư, công lao động từ 20-30% so với cánh đồng truyền thống.
Trên cánh đồng mẫu lúa
Ông Nguyễn Khoa Dinh cho biết, ban đầu đưa giống Bắc Thơm 7 vào sản xuất trên CĐM, bà con vẫn e ngại. Quá trình sản xuất, được sự quan tâm hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, mang lại hiệu quả nên giờ đây bà con rất tự tin. Sản xuất mô hình CĐM, người dân có cơ hội đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, gieo cấy và cả thu hoạch, tuốt lúa ngay trên cánh đồng một cách thuận lợi. Đây không chỉ là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động mà còn giảm chi phí đầu tư, giảm tỷ lệ hao hụt sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Đánh giá sau thu hoạch cho thấy, năng suất CĐM lúa ở HTX Phú Lương 1 đạt 62 tạ/ha, giá sản phẩm cao từ 8.000 đồng trở lên, cao hơn giá lúa thông thường từ 2.000-3.000 đồng.
Trên CĐM, nông dân sử dụng cùng một loại giống tạo ra sản phẩm chất lượng đồng đều, đồng nhất. Điều đáng ghi nhận là, mô hình có sự tham gia tích cực của “bốn nhà” (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Trong quá trình sản xuất, các đơn vị liên kết nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn, từ khâu thiết kế mô hình đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Sau 3 vụ tổ chức sản xuất theo mô hình CĐM, nông dân các tổ liên kết, các HTX hướng đến sản xuất theo đơn đặt hàng sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp. HTX Phú Lương 1 liên kết với các doanh nghiệp tổ chức thu mua, xay xát và đóng bao sản phẩm trước khi tiêu thụ.
Ông Nguyễn Văn Tưởng, Trưởng trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang nhận định, đưa giống lúa chất lượng cao, thơm ngon vào sản xuất trên diện tích lớn còn tạo ra lượng nông sản hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Trước đây, bà con chủ yếu gieo cấy các giống thông thường, truyền thống không chỉ năng suất thấp, mà sản phẩm còn đạt chất lượng kém chỉ phục vụ chế biến thực phẩm chăn nuôi là chính. Sản phẩm do chính bàn tay bà con làm ra nhưng vẫn không sử dụng, lại mua lúa gạo Thái Lan, Quảng Trị... để tiêu dùng. Bây giờ sản xuất theo mô hình CĐM, đưa giống lúa chất lượng cao Bắc Thơm 7 vào gieo cấy đã tạo ra hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.
Theo Sở Nông nghiêp và PTNT, mô hình CĐM sản xuất lúa bước đầu được nhân mở rộng, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá. Mô hình còn xây dựng được mối quan hệ giữa các doanh nghiệp - nông dân, có sự chuyển biến đáng kể về năng suất, chất lượng, giá trị hàng hoá góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Vụ Đông xuân 2013-2014, ngoài CĐM lúa giống Bắc Thơm 7 tại HTX Phú Lương 1, trên địa bàn tỉnh còn thực hiện một số mô hình CĐM lúa giống Hương Cốm 4... ở thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền với diện tích khoảng 300 ha, bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm, phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kế hoạch của ngành nông nghiệp, trong vụ hè thu 2014 tiếp tục nhân rộng mô hình CĐM trên địa bàn tỉnh với diện tích từ 300-500 ha, bình quân mỗi mô hình khoảng 50 ha. Các giống lúa đưa vào gieo cấy chủ yếu là Hương Cốm 4, Bắc Thơm 7... nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm của CĐM sau khi thu hoạch sẽ được Công ty cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh, các HTX Thủy Thanh, Phú Lương 1... bao tiêu, xay xát để cung ứng thị trường.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top